Soạn bài Lẽ ghét thương hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Lẽ ghét thương Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Lẽ ghét thương để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 701 lượt xem
Tải về


Soạn bài Lẽ ghét thương - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “Lẽ ghét thương” ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Những đời vua mà ông Quán ghét: những đời vua không anh minh khiến đời sống của nhân dân trăm bề khốn khổ.

- Những người mà ông Quán thương: Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ, thầy Liêm, Lạc → đều là những người học rộng, có lòng nhân, thương người, thương đời.

=> Cơ sở lẽ ghét thương: ghét những kẻ bất nhân, ích kỉ, bạo tàn; thương những người tài giỏi mà phận bạc, phải chịu khổ ải.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Ghét và thương được lặp đi lặp lại nhiều lần, mỗi lần gắn với một nhân vật cụ thể trong lịch sử.

- Ghét và thương là hai tâm trạng đối lập. Từ ghét là thể hiện một trạng thái không thích nếu ghét là căm thù người khác, thì thương lại là nỗi niềm thương xót cho con người số phận hay con người nào đó.

=> Quan điểm rõ ràng của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

“Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” : chính vì lòng thương những điều tốt đẹp, những người học rộng tài cao mà bất hạnh nên mới sinh ra sự thù ghét đối với những bạo ngược, bất công khiến người tài không có chỗ dụng tài.

Phần luyện tập

Câu hỏi (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Câu thơ thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”

+ Yêu thương và căm ghét có mối quan hệ khăng khít như hai mặt của một vấn đề.

+ Chính vì xót thương cảnh người dân lầm than, người tài bị vùi dập thì tác giả càng căm ghét những kẻ hại dân bán nước. Tư tưởng tiến bộ, phân minh và rạch ròi của tác giả.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Lẽ ghét thương”:

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Tên tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1882-1888), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Ứng Trai

- Quê quán: làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

- Ông tài năng, nhưng do những năm 50 ông bị mù vì vậy ông đã về quê dạy học ở Gia Định

Soạn bài Lẽ ghét thương hay, ngắn gọn (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật: Quan điểm "văn dĩ tải đạo" Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đạo trời được đề cao nhưng trong thực tế đạo làm người đáng quý hơn nhiều.

- Tác phẩm tiêu biểu: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX.

2. Thể loại:

- Truyện thơ Nôm bác học.

3. Bố cục:

- Phần 1 (6 câu đầu): Cuộc đối thoại giữa ông Quán và Vân Tiên.

- Phần 2 (10 câu tiếp): Lời ông Quán bàn về lẽ ghét

- Phần 3 (còn lại): Lời ông Quán bàn về lẽ thương

Soạn bài Lẽ ghét thương hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

Trong đoạn trích Lẽ ghét thương, Nguyễn Đình Chiểu đề cập đến mối quan hệ giữa “ghét” và “thương”, thực ra là hai mặt đối lập mà thống nhất trong tình cảm của con người.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Bút pháp trữ tình dân gian

- Ngôn ngữ bình dị

- Sử dụng nhiều điệp từ “thương”, “ghét” ( mỗi từ 12 lần )

- Sử dụng phép đối, phép tiểu đối

Bài giảng Ngữ văn 11 Lẽ ghét thương

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Chạy giặc

Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Trả bài tập làm văn số 1

Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn họcVăn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần một: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

1 701 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: