Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Đây thôn Vĩ Dạ để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 5,433 22/02/2022
Tải về


Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ - Ngữ văn 11

A. Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

- Câu thơ mở đầu:

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ"

+ Đây có thể hiểu là lời của người con gái thôn Vĩ với giọng hờn giận, trách móc nhẹ nhàng.

+ Cũng có thể hiểu là lời của Hàn Mặc Tử, tác giả tự phân thân và hỏi chính mình với nỗi tiếc nuối, nhớ mong.

- Nét đẹp phong cảnh: bức tranh thôn Vĩ trong sáng, tươi đẹp, tràn đầy sức sống.

+ Hình ảnh thôn Vĩ tươi tắn, sống động, xinh đẹp trong buổi sớm mai trong lành.

+ Cảnh hài hòa với người thôn Vĩ phúc hậu.

+ Phong cảnh hiện lên qua điểm nhìn tâm tưởng nên càng lung linh, lãng mạn.

- Tâm trạng của nhà thơ:

+ Nhớ mong, khao khát được trở về thôn Vĩ.

+ Hồi tưởng, hoài niệm, hình dung về cảnh và người thôn Vĩ.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Cảm xúc gợi ra từ các hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ 2:

- Buồn thảm và dự cảm chia lìa, ly biệt:

+ Các đối tượng được miêu tả rời rạc, xa cách, chia lìa: "gió" – "mây".

+ Cảnh vật buồn thảm, chuyển động yếu ớt, đơn điệu: "dòng nước" – "hoa bắp".

- Hoài nghi, chán nản, dự cảm hạnh phúc không đến kịp với quỹ đời ngắn ngủi của mình:

+ Các hình ảnh biểu tượng cho hạnh phúc: "trăng", "thuyền trăng", "sông trăng", "bến trăng" đặt trong tình huống đợi chờ vô vọng của nhà thơ.

+ Câu hỏi tu từ: "Có… kịp tối nay?" vừa hy vọng vừa vô vọng.

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

- Tâm sự của nhà thơ trong khổ 3: mong ngóng, mơ mộng về cuộc tương phùng với “em” nhưng nhà thơ tự hiểu tất cả chỉ là ảo ảnh, càng mong đợi càng xa xăm.

+ Động từ “mơ”, điệp ngữ “khách đường xa” gợi sự mong ngóng, khao khát và sự xa cách, khó khăn, vô vọng.

+ "Áo em trắng quá nhìn không ra": niềm hy vọng đáng thương của tác giả.

- Câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà?” sự mong mỏi của nhà thơ về tình đời, tình người.

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Đặc sắc trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ:

- Tứ thơ: vận động từ bên ngoài vào bên trong tâm tưởng, từ vui sang buồn, từ khao khát sang tuyệt vọng.

- Bút pháp: tả cảnh ngụ tình, lãng mạn, tượng trưng siêu thực…

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Bài thơ có ba câu hỏi ứng với ba khổ thơ:

- Khổ 1: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"

- Khổ 2: Có chở trăng về kịp tối nay?

- Khổ 3: Ai biết tình ai có đậm đà?

=> Những câu hỏi trên đều không hướng tới một đối tượng nào cụ thể, vì đây không phải là những câu hỏi kiểu vấn đáp mà chỉ là những hình thức tỏ nỗi niềm tâm trạng.

Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

- Nội dung bài thơ thể hiện nỗi buồn, niềm khao khát của một con người tha tiết yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu con người.

- Cảm phục một con người đầy tài năng và nghị lực, sáng tác ra những vần thơ tài hoa về tình đời, tình người.

Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Bài thơ viết về tình yêu và tình quê. Hai tình cảm này có trong từng khổ thơ mang mức độ khác nhau.

- Đây thôn Vĩ Dạ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử dành cho người con gái gốc Vĩ Dạ - Hoàng Thị Kim Cúc. Do đó, Đây thôn Vĩ Dạ trước hết là một bài thơ về tình yêu.

- Bài thơ này làm hiện lên những vẻ đẹp về cảnh và người xứ Huế qua đó cho thấy được tình yêu quê hương.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ:

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí

- Quê quán:

- Sinh ra ở Đồng Hới, Quảng Bình.

-  Sớm mất cha sống với mẹ tại Quy Nhơn.

Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật:

Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới.

- Một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, yêu con người đến khát khao, cháy bỏng

- Khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng.

- Tác phẩm tiêu biểu: Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật), Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời), Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm2. Mật đắng3. Máu cuồng và hồn điên-1938)

II. Tác phẩm

1.Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

Nằm trong tập Thơ điên”  sáng tác năm 1938, được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. 

b.Nội dung bài thơ:

Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống, nỗi niềm trong dự cảm chia xa, niềm hi vọng mong manh về tình yêu và hạnh phúc.

2. Thể loại: Thơ

3. Bố cục:

Bố cục: 3 phần

- Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ và hy vọng hạnh phúc của thi nhân

- Khổ 2: Cảnh xứ Huế và dự cảm hạnh phúc chia lìa

- Khổ 3: Sự tuyệt vọng của thi nhân

Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Trí tưởng tượng phong phú.

-  Nghệ thuật so sánh nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ,..

Bài giảng Ngữ văn 11 Đây thôn Vĩ Dạ

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Chiều tối

Từ ấy

Lai Tân

Nhớ đồng

Tương tư

1 5,433 22/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: