Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 768 22/02/2022
Tải về


Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội - Ngữ văn 11

Đề 1: Anh (chị) hãy trình bày suy ngẫm của mình về "bệnh vô cảm" trong xã hội hiện nay.

* Dàn ý:

I. Mở bài: giới thiệu về bệnh vô cảm.

Trong cuộc sống xã hội ngày nay, con người luôn chạy theo những vật chất xa hoa mà bỏ quên nhân cách của mình. Có những người chỉ biết sống cho bản than mà không quan tâm đến cảm xúc, hành động của người khác. Cuộc sống xã hội hiện nay là vậy, chả ai quan tâm đến ai. Những điều đó được gọi chung và bệnh “ vô cảm”. chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bệnh “ vô cảm” của con người để hiểu rõ hơn về nó.

II. Thân bài: phân tích bên vô cảm trong xã hội hiện nay

1. Giải thích thế nào là vô cảm

Vô cảm: là sự không có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người không có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là không đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.

Bệnh vô cảm: là căn bệnh liên quan đến tâm hồn của con người. những con người này có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. ngoài ra họ còn thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.

2. Thực trạng của bệnh vô cảm

Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở rất nhiều học sinh, thanh niên: những con người này sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội.

Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu cá nhân của mình...

- Biểu hiện:

+ không sẵn sang giúp người nghèo khổ, đói khát hơn mình.

+ không giúp đỡ người tàn tật khi đi trên đường.

3. Nguyên nhân của bệnh vô cảm.

Do xã hội phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí.

Thị trường phát triển, thực dụng.

Do phụ huynh nuông chiều con cái...

Do ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến con người.

Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống.

Lối sống thực dụng của nền công nghiệp hiện đại.

Sự ích kỉ trong long người, sợ vạ lây, mất thời gian.

Thiếu tình yêu thương trái tim.

4. Hậu quả của bệnh vô cảm

Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, phát triển của xã hội.

Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh.

Bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức.

5. Biện pháp giải quyết bệnh vô cảm

Cải cách giáo dục một cách đúng đắn và hiệu quả.

Sống yêu thương, quan tâm và vị tha cho nhau.

Mở lòng với những người xung quanh.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của e về bệnh vô cảm

Đề 2: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh thành tích” – một “căn bệnh” gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay.

* Dàn ý:

I. Mở bài

- Đất nước ta đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn nhiều mặt tiêu cực.

- “Bệnh thành tích” là căn bệnh nguy hiểm cần phải được giải quyết triệt để.

II. Thân bài

- “Bệnh thành tích” là gì? Vì sao gọi đó là bệnh?

- Ảnh hưởng của “bệnh thành tích” đối với xã hội như thế nào?

- “Bệnh thành tích” có ở khắp nơi (dẫn chứng).

- Hướng giải quyết vấn đề này ra sao?

- Nguyên nhân gây ra bệnh này và biểu hiện.

III. Kết bài

- Cần giải quyết ngay căn bệnh này để đất nước ngày càng tiến bộ.

- Suy nghĩ của bản thân.

Đề 3: Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh (chị) làm thế nào để khắc phục thái độ đó?

* Dàn ý:

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: thái độ thiếu trung thực trong thi cử

II. Thân bài:

a. Giải thích: Thiếu trung thực trong thi cử: có những hành vi không đúng đắn trong thi cử như gian lận, quay cóp...

b. Biểu hiện:

Học sinh lén lút đem phao, tài liệu

Ghi tài liệu ra bàn, những nơi ít ai để ý

Sử dụng các thiết bị thông minh để tra cứu, gian lân

Nhìn bài, làm bài hộ nhau, ném giấy cho nhau chép

Đi thi hộ

c. Nguyên nhân:

Từ ý thức của học sinh: ham chơi, lười học

Áp lực từ gia đình, thầy cô

Bệnh thành tích ở một số trường học

d. Tác hại:

Hình thành nên một thói xấu

Không có kiến thức thực để áp dụng vào cuộc sống

Nền giáo dục sa sút, ảnh hưởng tới thế hệ tương lai của đất nước

e. Giải pháp:

Học sinh cần có ý thức chăm chỉ học tập, học vì kiến thức chứ không vì điểm số

Phụ huynh, nhà trường cần quan tâm đến học sinh nhiều hơn, tránh gây áp lực

Tiêu diệt căn bệnh thành tích

III. Kết bài: Tổng kết lại vấn đề và liên hệ bản thân

Đề 4: Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.

* Dàn ý:

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề an toàn giao thông: là mối quan tâm chung của toàn xã hội

II. Thân bài:

Thực trạng tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay

Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước

Không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.

Hậu quả của tai nạn giao thông:

Gây nhiều thiệt hại về người và của: để lại thương tật vĩnh viễn hoặc có thể cướp đi mạng sống của nạn nhân

Để lại nhiều đau thương, mất mát cho gia đình các nạn nhân

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông

Người tham gia giao thông chưa chấp hành, tuân thủ các quy định

Thiếu hiểu biết về luật giao thông

Cơ sở vật chất còn hạn chế

Hành động của tuổi trẻ để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

Tìm hiểu về các quy định an toàn giao thông ở trường lớp

Chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định khi tham gia giao thông

Tuyên truyền cho mọi người về ý thức khi tham gia giao thông

III. Kết bài: Khẳng định vai trò của thanh niên trong công cuộc góp phần cải thiện an toàn giao thông

Đề 5: Theo anh (chị), làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp?

* Dàn ý:

I. Mở bài

Nêu ngắn gọn tình trạng hiện nay của Trái đất: đang bị tàn phá nặng nề ... nguyên nhân chính đó là do tác động của con người.

II. Thân bài

a. Giải thích

- Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất.

- Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

+ Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật, ...

+ Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,...

- Môi trường sạch đẹp là môi trường không bị ô nhiễm, vẻ mĩ quan cao và có sự hài hòa ...

b. Phân tích - Chứng minh: Môi trường sống sạch đẹp đang bị thu hẹp, nguyên nhân và hậu quả:

- Thực trạng và nguyên nhân

+ Hiện nay chúng ta phải đối mặt với tình trạng nguồn nước, không khí đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng vì sự vô trách nhiệm của con người.

+ Rừng trên thế giới và ở nước ta đã bị khai thác, đốt phá quá mức, đang bị hủy hoại nghiêm trọng.

+ Rác thải và xử lí nước thải ở mức báo động cao về độ an toàn vệ sinh, ...

- Hậu quả:

+ Môi trường bị ô nhiễm, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của con người. Bệnh dịch dễ phát sinh, hiện tượng căng thẳng mỏi mệt do môi trường gia tăng.

+ Môi trường ô nhiễm làm xấu tổng thể mĩ quan, làm suy giảm sự phát triển kinh tế - xã hội ...

c. Giải pháp bảo vệ môi trường sống sạch đẹp

- Đối với xã hội

+ Khai thác tài nguyên thiên nhiên phải hợp lí. Không làm ô nhiểm các nguồn nước, không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến bầu khí quyển bảo vệ trái đất.

+ Cần có phương án bảo vệ các loài thú, đặc biệt là các loài đang đứng trước nguy cơ diệt vong. Tích cực tu bổ làm phong phú thêm thiên nhiên (trồng cây, gây rừng).

+ Khi xây dựng nhà ở, nhà máy, cơ sở sản xuất cần tôn trọng và thực hiện đúng các yêu cầu đối với việc bảo vệ môi trường và xử lí tích cực nguồn khói thải, nước thải, chất thải công nghiệp.

- Đối với cá nhân:

+ Cần có những hành động thiết thực làm cho môi trường sống ngày càng sạch đẹp.

+ Mỗi học sinh phải luôn ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, không xả rác bừa bãi ra sân trường và lớp học, thường xuyên tham gia các hoạt động trồng cây xanh do nhà trường và địa phương tổ chức.

III. Kết bài

- Việt Nam - một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề hết sức cấp bách ...

- Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người, ...

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Đây thôn Vĩ Dạ

Chiều tối

Từ ấy

Lai Tân

Nhớ đồng

1 768 22/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: