Soạn bài Chí Phèo (tiếp theo) hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Chí Phèo (tiếp theo) Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Chí Phèo (tiếp theo) để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 1841 lượt xem
Tải về


Soạn bài Chí Phèo (tiếp theo) - Ngữ văn 11

A. Soạn bài Chí Phèo (tiếp theo) ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 155 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Cách vào truyện độc đáo của Nam Cao và ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo

+ Nam Cao mở đầu truyện bằng một tình huống độc đáo, ấn tượng: Chí Phèo vừa đi vừa chửi.

- Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo:

+ Giới thiệu nhân vật một cách ấn tượng.

+ Mượn rượu để chửi đời.

+ Tâm trạng bi phẫn cùng cực của Chí.

+ Thể hiện khao khát được giao tiếp.

Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Thị Nở: xấu xí, dở hơi, gia đình có mả hủi nên cả làng xa lánh, chê cười.

- Thị Nở là người đầu tiên và duy nhất đem lại cho Chí Phèo sự quan tâm và tình thương yêu chân thành.

- Chí Phèo có sự thay đổi, nhận thức về cuộc đời mình:

+ Hắn thấy già mà vẫn cô độc.

+ Đói rét, bệnh tật hắn có thể chịu được nhưng hắn sợ nhất là cô độc.

+ Chí cảm nhận được âm vang cuộc sống chung quanh mình:

+ Tiếng chim hót trong lành buổi sáng.

+ Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ven sông.

+ Tiếng người cười nói đi chợ về.

- Chí hồi tưởng về quá khứ và hi vọng vào tương lai:

+ Có một thời hắn mơ ước có cuộc sống gia đình: “Chồng cày thuê...”

+ Thị sẽ mở đường cho Chí trở lại cuộc sống lương thiện.

Câu 3 (trang 155 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

* Khi bị thị Nở dứt tình thì tâm trạng của Chí có nhiều thay đổi: Chí ngạc nhiên sau đó Chí chợt hiểu. Quá trình diễn biến tâm lí đầy phức tạp: thức tỉnh – hi vọng – thất vọng, đau đớn – phẫn uất – tuyệt vọng.

+ Chí thức tỉnh và muốn làm người lương thiện nhưng không được.

+ Kẻ thù của Chí không phải một mình bá Kiến mà là cả xã hội đương thời thối nát và độc ác.

+ Chí Phèo chỉ có thể là con quỷ dữ không thể là người.

+ Chí vô cùng đau đớn tuyệt vọng “ôm mặt khóc rưng rức”

+ Chí đã chết trên ngưỡng cửa lương thiện => Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

* Những hành động bất ngờ của Chí:

- Hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình

- Hắn hiểu rõ nguồn gốc bi kịch của đời mình, để đòi làm người lương thiện.=> đâm chết Bá Kiến.

Câu 4 (trang 155 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao trong xây dựng nhân vật:

- Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức ở nông thôn trước Cách mạng.

- Tính cách: Chí Phèo có tính cách đặc biệt, độc đáo, là con quỷ làng Vũ Đại, là kẻ chuyên ăn vạ đòi nợ thuê, lè nhè say khướt.

=> Nhân vật hiện lên thật như một số phận ở ngoài đời.

=> Chí Phèo lại mang tính đại diện cho một hạng người trong xã hội phong kiến nửa thực dân: đó là những người nông dân bị dồn vào đường cùng tha hoa, quằn quại trước bi kịch muốn được làm người.

Câu 5 (trang 155 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Nghệ thuật kể chuyện

- Cách dẫn dắt tình tiết linh hoạt (không theo trật tự thời gian) 

- Giọng văn biến hóa, không đơn điệu

- Ngôn ngữ đặc biệt tự nhiên, sống động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở của đời sống.

- Giọng điệu trần thuật có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa tiếp.

Câu 6 (trang 155 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong truyện ngắn này mới mẻ và sâu sắc:

+ Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn.

+ Phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng họ biến thành quỷ dữ.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Ý kiến nêu trên khẳng định yêu cầu hết sức quan trọng đối với tác phẩm văn chương và các tác phẩm nghệ thuật. Người nghệ sĩ ở đây phải sáng tạo, tìm tòi và phát hiện ra những cái mới.

    Ví dụ: Trong các sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám ở đề tài người nông dân. Đây là đề tài không phải mới mẻ đối với các nhà văn hiện thực, bởi trước Nam Cao đã có Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan... Nhưng Nam Cao không đi lại lối mòn của các nhà văn trước đó, mà ông đi sâu vào việc khá phá quá trình con người bị tha hóa, bị đè nén trở thành những tên lưu manh hóa. Từ đó ông đặt ra các vấn đề có ý nghĩa xã hội và nhân sinh.

Câu 2 (trang 156 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao được coi làm một kiệt tác của nền văn chương hiện đại.

- Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

- Khẳng định bản chất lương thiện của họ ngay cả khi họ bị vùi dập cả nhân hình, nhân tính.

- Nghệ thuật:

+ Xây dựng thành công những nhân vật điển hình

+ Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà nhất quán, chặt chẽ

+ Ngôn ngữ đặc sắc, diễn tả tâm lí nhân vật một cách khéo léo, sâu sắc.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chí Phèo (tiếp theo)

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Nam Cao (1915/1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri.

- Quê quán: Quê ông ở Lý Nhân, Hà Nam.

- Ông sinh ra trong một gia đình công giáo bậc trung.

- Thuở nhỏ ông học ở trường làng, sau đó được gửi xuống Nam Định học.

Soạn bài Chí Phèo (tiếp theo) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật:

 - Đề cao con người tư tưởng.

- Thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lý sâu sắc

- Tác phẩm tiêu biểu: Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, ...

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

Lúc đầu truyện có tên là “Cái lò gạch cũ”; khi in sách lần đầu, nhà xuất bản tự ý đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”

- Sau khi in lại trong tập “Luống cày”, tác giả đặt tên là “Chí Phèo”.

2. Thể loại: Truyện ngắn

3. Bố cục:

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến cả làng Vũ Đại cũng không ai biết): Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi.

- Phần 2 ( tiếp đến không bảo người nhà đun nước mau lên): Chí Phèo mất hết nhân tính.

- Phần 3 (còn lại): Sự thức tỉnh, ý thức về bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.

4. Tóm tắt

Truyện ngắn Chí Phèo là câu truyện về nhân vật cùng tên Chí Phèo – một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Hắn được người làng chuyền tay nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo đi ở hết nhà này tới nhà nọ và làm canh điền cho Lý Kiến. Vì ghen tuông vô lí, Lý Kiến đẩy Chí Phèo vào tù, bảy năm sau Chí Phèo trở về làng trong một bộ dạng khác hẳn của một tay anh chị. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên vạch mặt ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng. Trải qua bi kịch cự tuyệt quyền làm người, Chí Phèo đã tự sát.

Soạn bài Chí Phèo (tiếp theo) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

- Tác phẩm là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình bất hủ.

- Nghệ thuật trần thuật hết sức linh hoạt phóng túng nhưng nhất quán và chặt chẽ.

- Ngôn ngữ giàu có đậm hơi thở cuộc sống.

- Giọng văn biến hóa đa dạng.

Bài giảng Ngữ văn 11 Chí Phèo (tiếp theo)

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

Bản tin

Cha con nghĩa nặng

Vi hành

Tinh thần thể dục

1 1841 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: