Soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 706 21/02/2022
Tải về


Soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “Một số thể loại văn học: truyện, thơ” ngắn gọn:

I. Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Cơ sở chung để phân chia loại thể văn học là dựa vào phương thức ( cách thức phản ánh hiện thực, tình cảm của tác phẩm ).

- Hình thức tổ chức tác phẩm văn học được xác định trong loại và thể. Loại là phương thức tồn tại chung. Thể là sự hiện thực hóa của loại.

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

+ Đặc trưng của thơ

- Thơ là thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức trong cuộc sống, những liên tưởng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình.

- Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

+ Phân theo nội dung biểu hiện có:

- Thơ trữ tình

- Thơ tự sự

- Thơ trào phúng

+ Phân theo cách thức tổ chức bài thơ có

- Thơ lách luật

- Thơ tự do

- Thơ văn xuôi

- Yêu cầu về đọc thơ:

+ Tạo hiểu biết ban đầu: tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, xuất xứ…

+ Đọc kĩ văn bản, cảm nhận ý thơ, thấu hiểu hình tượng và tâm trạng của cái tôi trữ tình; khai thác yếu tố ngữ âm: vần, thanh, nhịp; phân tích từ ngữ then chốt, hình ảnh tiêu biểu, các tín hiệu nghệ thuật.

+ Lí giải, đánh giá nội dung, nghệ thuật và đóng góp của bài thơ.

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Đặc trưng của truyện: phản ánh đời sống trong tính khách quan qua các số phận, cuộc đời nhân vật từ đó phản ánh tư tưởng chủ đề.

- Các kiểu loại truyện:

+ Truyện dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn)

+ Truyện trung đại (truyện chữ Hán, truyện chữ Nôm)

+ Truyện hiện đại (truyền ngắn/dài/vừa, tiểu thuyết).

- Yêu cầu về đọc truyện:

+ Lí giải, đánh giá nội dung, nghệ thuật và đóng góp của truyện.

+ Tạo hiểu biết ban đầu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

+ Đọc kĩ văn bản, tóm tắt truyện.

+ Phân tích diễn biến cốt truyện.

+ Phân tích các nhân vật.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Cảnh mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyễn không phải là mùa thu ở bất cứ miền nào, thời nào, mà là mùa thu ở quê ông, vùng đồng chiêm Bắc Bộ lúc bấy giờ.

- Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- Từ ngữ tác giả sử dụng trong bài thơ như: Nước trong veo, bé tẻo teo, vắng teo trước hết đã thể hiện chính xác, sâu sắc cảnh vật mà Nguyễn Khuyến quan sát.

- Linh hoạt ngôn ngữ, giữa miêu tả không gian động và tĩnh, sự điểm xuyết về thời gian….

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Về cốt truyện: truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là truyện không có cốt truyện Hai đứa trẻ đúng là rất tiêu biểu cho loại “truyện không có truyện”.

- Về nhân vật: Nhân vật trong truyện là Liên và An, những người dân phố huyện. Truyện không thiên về các sự kiện, tình tiết mà đi sâu vào diễn biến tâm trạng của nhân vật.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Một số thể loại văn học: truyện, thơ”:

- Thơ tiêu biểu cho loại trữ trình. Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu như Câu cá mùa thu, Tự tình II..

- Truyện tiêu biểu cho loại tự sự, thường có cốt truyện, nhân vật, lời kể. Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn, đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biến sâu xa trong tâm hồn con người như Chí Phèo, Đời thừa…

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Chí Phèo

Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)

Chí Phèo (tiếp theo) (4345)

Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

Bản tin

1 706 21/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: