Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 536 lượt xem
Tải về


Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

+ Câu thơ đầu có bầu trời là cảnh thật còn cảnh Phật là nửa thực nửa mơ, vẽ lên một không gian yên tĩnh thấm đậm chất thiền.

+ Câu thơ gợi cảm hứng ngợi ca, trữ tình, thiên về tâm linh cho bài hát nói.

+ Không khí tâm lính thể hiện: chim cúng trái, cá nghe kinh, tiếng chày kình

+ Những di tích: suối Giải Oan, hang Phật Tích

Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa:

+ Xem thiên nhiên là cõi mộng đẹp.

+ Con người thoát khỏi kiếp trần tục, như đang vào một thế giới hoàn toàn khác.

+ Thoát khỏi kiếp trần tục, quay trở về với cuộc sống bình an, không có chút sóng gió nào.

Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Nghệ thuật tả cảnh giàu chất tưởng tượng, phong phú về cảnh vật, không gian được miêu tả rộng rãi, thoáng đãng, màu sắc tươi tắn.

- Bài ca là một sự phong phú về giá trị nhân bản cao đẹp trong thế giới tâm hồn của thi nhân.

- Tình yêu mến cảnh đẹp gắn với tình yêu quê hương đất nước của tác giả.

- Lấy động tả tĩnh, tiếng chày kình vang lên càng làm bật nổi sự yên tĩnh.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Bài ca phong cảnh Hương Sơn”:

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Tên tác giả Chu Mạnh Trinh (1862-1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân.

- Quê quán: quê làng Phú Thị, huyện Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu (nay là Mễ Sở, huyện Văn Giang)

- Ông là người tài hoa, thạo đủ cầm, kì, thi, hoạ, lại giỏi cả nghệ thuật kiến trúc, và đặc biệt say mê cảnh đẹp.

Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn hay, ngắn gọn (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

- Được nhà nước công nhận là "Danh nhân văn hóa" của tỉnh Hưng Yên.

- Tác phẩm tiêu biểu: "Trúc Văn thi tập" được viết bằng chữ Hán, "Thanh Tâm tài nhân thi tập" viết bằng chữ Nôm.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Được sáng tác khi tác giả tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn.

2. Thể loại: Hát nói

3. Bố cục:

- Đoạn 1 (bốn dòng thơ đầu): giới thiệu thắng cảnh Hương Sơn và cảm nhận khái quát.

- Đoạn 2 (Từ "Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái... Ghập ghềnh mấy lối uốn thang mây"): Tả cảnh đẹp Hương Sơn

- Đoạn 3 (phần còn lại): Suy nghĩ của nhà thơ về đất nước.

Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

Bài ca là một sự phong phú về giá trị nhân bản cao đẹp trong thế giới tâm hồn của thi nhân. Tình yêu mến cảnh đẹp gắn với tình yêu quê hương đất nước của tác giả.

5. Giá trị nghệ thuật:

Nghệ thuật tả cảnh giàu chất tưởng tượng, phong phú về cảnh vật, không gian được miêu tả rộng rãi, thoáng đãng, màu sắc tươi tắn.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Trả bài tập làm văn số 1

Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần một: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2: Tác phẩm

Thực hành về thành ngữ, điển cố

1 536 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: