Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 1,239 22/02/2022
Tải về


Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền - Ngữ văn 11

A. Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

 

Gia-ve

Giăng-van-giăng

Ngôn ngữ và hành động trước khi Phăng-tin chết


+ Ngoại hình: hung dữ, độc ác ("bộ mặt gớm ghiếc", "cặp mắt như cái móc sắt", "cái cười ghê tởm…")

+ Ngôn ngữ: thô lỗ, trịch thượng, tàn nhẫn (tiếng thú gầm, hét lên, xưng hô mày-tao, miệt thị, châm biếm cay độc).

+ Hành động: đắc thắng và hung hãn, đối xử với người hấp hối một cách độc ác.

+ Ngôn ngữ: lịch thiệp, tôn trọng, nhẹ nhàng, tinh tế (giọng nhẹ nhàng và điềm tĩnh; trấn an Phăng-tin, nhún nhường với Gia-ve).

+ Hành động, cử chỉ: cúi đầu cầu xin Gia-ve cho thời gian để tìm con cho Phăng-tin, tìm mọi cách để cứu Phăng-tin đang kiệt sức và tuyệt vọng.



Ngôn ngữ và hành động sau khi Phăng-tin chết


+ Ngôn ngữ: thô lỗ, hung hãn, coi thường ("hét lên", "đe dọa", "thúc giục Giăng-van-giăng phải đi ngay…")

+ Thái độ, cử chỉ: Run sợ trước hành động của Giăng Van-giăng; sợ Giăng Van-giăng bỏ trốn.

+ Ngôn ngữ: đanh thép, bình đẳng với Gia-ve (kết tội Gia-ve khiến Phăng-tin chết)

+ Hành động: mạnh mẽ, chủ động, làm chủ hoàn cảnh.

 

Tác dụng và ý nghĩa của nghệ thuật đối lập:

- Làm nổi bật sự tương phản giữa hai nhân vật: Gia-ve như một con thú khát máu đang săn mồi – Giăng-van-giăng là con người bản lĩnh, tràn đầy tình yêu thương.

- Làm nổi bật sự đối lập giữa thiện và ác, yêu thương và bạo tàn.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

- Mọi chi tiết về ngôn ngữ, hành động, cử chỉ đều quy chiếu nhân vật Gia-ve vào ẩn dụ về một con ác thú săn mồi.

- Giăng Van-Giăng được quy chiếu về hình ảnh của một con người của tình yêu thương, của một vị cứu tinh cao cả.

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

- Có tác dụng mở rộng, nâng tầm ý nghĩa của hình tượng nhân vật với những bình luận, đánh giá vừa sắc sảo vừa cảm xúc của nhà văn.

- Thể hiện niềm tin vào sức mạnh và giá trị đích thực của tình yêu thương.

Câu 4 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

 - Cái chết bi thảm của Phăng-tin không gợi sự bi lụy.

 - Gương mặt sáng rỡ, nụ cười trên môi của Phăng-tin khi chết là lời khẳng định sức mạnh của tình thương yêu con người có thể đẩy lùi cường quyền và áp bức, nhen nhóm niềm tin vào tương lai.

- Qua hình ảnh người anh hùng lãng mạn (Giăng-van-giăng) giải quyết những bất công xã hội bằng tình thương.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

a. Nghệ thuật miêu tả nhân vật. Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập:

+ Sự đối lập giữa:              Phăng-tin >< Gia-ve

                                        Nạn nhân >< Đao phủ

+ Sự đối lập giữa:              Phăng-tin >< Giăng-van-giăng

                                        Nạn nhân >< Vị cứu tinh

b. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng: sự đối lập giữa Phăng-tin và Giăng-van-giăng không bác bỏ sự thật là cả Giăng-van-giăng cũng vẫn là nạn nhân, và cả hai nhân vật đều cùng một tuyến nhân vật nếu xét theo tiêu chí Thiện - Ác.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

- Nhờ những câu chuyện xoay quanh số phận nhân vật này mà tính cách các nhân vật đối lập như Giăng-van-giăng và Gia-ve được thể hiện một cách nổi bật.

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

- Trong đoạn trích, cũng như trong toàn thể thiên truyện, việc phân tuyến nhân vật là khá rõ và có nhiều nét giống với văn học dân gian. Đó là cách phân tuyến theo kiểu Thiện – Ác

- Làm nổi bật trọn vẹn phẩm chất và tính cách của các nhân vật cũng như ý nghĩa tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền:

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Tên tác giả: Vích-to Huy-gô (1802 – 1885)

- Quê quán: Ông sinh ra và lớn lên trong thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão tố cách mạng

Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-go đối với cuộc đời- Tác phẩm tiêu biểu:

-Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín ba mươi (1874)…

- Thơ: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), …

- Kịch: Ec-na-ni (1830),...

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

* Xuất xứ"Người cầm quyền khôi phục uy quyền" được trích trong tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng "Những người khốn khổ".

2. Thể loại: Tiểu thuyết

3. Bố cục:

Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến "Phăng-tin đã tắt thở"): Gia-ve đến bắt Giăng Van-giăng khiến Phăng-tin đang bị bệnh càng khiếp sợ đến chết.

+ Phần 2 (Còn lại): Giăng Van-giăng từ biệt Phăng-tin, thầm hứa với linh hồn người phụ nữ bất hạnh.

4. Tóm tắt

Đoạn trích kể lại tình huống tên Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng-van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin ở bệnh xá. Căm phẫn trước sự tàn nhẫn của Gia-ve, Giăng-van-giăng khôi phục uy quyền khiến Gia-ve phải run sợ. Giăng-van-giăng đến chỗ Phăng- tin nói những lời cuối với chị rồi đứng dậy quay về phía Gia-ve và nói "giờ thì tôi thuộc về anh

Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền hay, ngắn gọn (ảnh 1)

 5. Giá trị nội dung:

Thông qua hình ảnh Giăng Van-giăng, tác giả thể hiện, quan điểm, tư tưởng, niềm tin vào con đường cải tạo xã hội.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Bút pháp lãng mạn của Huy – gô

- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, phóng đại.

- Sử dụng yếu tố hư cấu

- Nghệ thuật đối lập khi xây dựng hình tượng nhân vật.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Về luân lí xã hội ở nước ta

Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc áp bức

Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác

Phong cách ngôn ngữ chính luận

1 1,239 22/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: