Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 1,469 22/02/2022
Tải về


Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm - Ngữ văn 11

A. Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm ngắn gọn:

I. Gợi ý đề bài  

Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

 A - D – B – C (Lưu biệt khi xuất dương – Nhớ rừng – Từ ấy – Chiều tối)

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

B: Tràng giang

Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

D: Chiều tối

Câu 4 (trang 126 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

B: Đây thôn Vĩ Dạ

Câu 5 (trang 126 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

A: Phan Châu Trinh

Câu 6 (trang 126 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

C: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cộng sản

Câu 7 (trang 127 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

D: Sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân

Câu 8 (trang 127 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

B: Truyện -2; Thơ -3 ; Kịch – 4; Nghị luận - 1

Câu 9 (trang 127 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

B: Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

Câu 10 (trang 127 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

D: Nhân vật giao tiếp, hiện thực được đề cập tới văn cảnh

Câu 11 (trang 127 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

C: Thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đươc đề cập đến trong câu hoặc đối với người nghe.

Câu 12 (trang 128 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

D: Nhiều từ ngữ chính trị, sử dụng các biện pháp tu từ để giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.

*Tự luận :

Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Đề bài: Nêu cảm nhận về bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương

Gợi ý:

Mở bài: 

- Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương

- Giới thiệu tác phẩm Tự tình

Thân bài:

* Hai câu đề:

- Thời gian: đêm khuya

- Không gian: trống trải, văng vẳng tiếng trống canh dồn

- Đảo ngữ

=> Nhấn mạnh vào sự cô đơn, lẻ loi, bẽ bàng của người phụ nữ. Tuy nhiên, câu thơ cũng thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình.

* Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi

- Câu 3: gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa

- Chén rượu hương đưa: Tình cảnh lẻ loi, mượn rượu để giải sầu

- Say lại tỉnh: vòng luẩn quẩn không lối thoát, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như cuộc tình vướng vít cũng nhanh tan, để lại sự rã rời

=> Vòng luẩn quẩn ấy gợi cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận

- Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn e chề

- Hình tượng thơ chứa hai lần bi kịch:

+ Vầng trăng bóng xế: Trăng đã sắp tàn ⇒ tuổi xuân đã trôi qua

+ Khuyết chưa tròn: Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn, tròn đầy ⇒ sự muộn màng dở dang của con người

- Nghệ thuật đối tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở

=> Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.

* Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương

- Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính:

+ Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu

+ Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”

+ Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh

+ Nghệ thuật đối, đảo ngữ ⇒ Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt

=> Sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng

=> Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người

* Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi

- Ngán: chán ngán, ngán ngẩm

- Xuân đi xuân lại lại: Từ “xuân” mang hai ý nghĩa, vừa là mùa xuân, đồng thời cũng là tuổi xuân

=> Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại ⇒ chua chát, chán ngán- Mảnh tình: Tình yêu không trọn vẹn

- Mảnh tình san sẻ: Càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi, mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nhưng ở đây còn phải san sẻ

- Tí con con: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn

=> Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con

=> Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ

Kết bài: Đánh giá chung

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Dàn ý chi tiết:

Mở bài:

- Tầm quan trọng của nghề nghiệp

-  Vấn đề nghị luận: Việc chọn nghề trong tương lai

* Thân bài:

a) Thực tế xã hội và sự cần thiết của việc chọn nghề:

b) Những cách chọn nghề trong thực tế hiện nay:

- Chọn nghề kiếm được nhiều tiền

- Chọn nghề đang được ưa chuông

- Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của bản thân thường

- Chọn nghề mà mình yêu thích

c. Quan điểm lựa chọn của cả nhân:

- Mục tiêu đặt ra trong cuộc sống.

- Năng lực thực tế của bản thân.

- Quan điểm lựa chọn.

- Định hướng phấn đấu hiện tại.

- Bác bỏ những quan điểm sai lầm:

d) Bàn luận:

+ Cần có định hướng nghề nghiệp

+ Tránh những trường hợp:  lựa chọn nghề nghiệp mà không suy nghĩ; vượt quá khả năng thực tế của bản thân, lựa chọn theo niềm yêu thích dù nó không phù ,…

Kết bài:

- Vấn đề đặt ra trước mắt thanh niên hiện nay không phải chỉ là chọn nghề gì mà còn là

- Cách tốt nhất để lựa chọn đúng nghề nghiệp

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm:

Chú ý ôn tập một cách toàn diện, không học tủ, học lệch, tập vận dụng các kiến thức và kĩ năng của cả ba phần một cách tổng hợp theo hướng tích hợp. (Các kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đều dựa vào cùng một hệ thống văn bản để khai thác và hình thành. Khi học ôn cần liên hệ và gắn các kiến thức của mỗi phần với các văn bản chung có trong sách giáo khoa.) Tập làm quen với hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Tóm tắt văn bản nghị luận

Ôn tập phần Tiếng Việt

Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

Ôn tập phần Làm văn

Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm

1 1,469 22/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: