Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Vào phủ chúa TrịnhNgữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Vào phủ chúa Trịnh để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 1,448 21/02/2022
Tải về


Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “Vào phú chúa Trịnh” ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

* Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả từ bên ngoài phủ vào bên trong, từ bao quát đến cụ thể: xa hoa, lộng lẫy.

* Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:

+ Về ăn uống: "Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ".

+ Về nghi thức:  Cầu kì, thủ tục.

* Thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa:

+ Dửng dưng, không đồng tình.

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh có nhiều chi tiết đắt giá, thể hiện nổi bật nội dung hiện thực của tác phẩm:

+ Cuộc sống vật chất quá đầy đủ nhưng tinh thần thì trống rỗng.

+ Hình ảnh nhân vật Trịnh Cán được khắc họa bằng những nét riêng, nhưng đồng thời mang ý nghĩa khái quát.

Câu 3 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu rất nhiều về y đức cũng như nhân cách của người thầy thuốc: không màng công danh và có y đức cao đẹp.

Câu 4 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Bút pháp kí sự của tác giả rất đặc sắc với nhiều đặc điểm:

+ Giọng điệu: kể chuyện khách quan, pha chút hài hước, tạo được sự thú vị cho người đọc

+ Xây dựng hình tượng nhân vật đa dạng về tính cách tạo ra một bức tranh hoàn thiện về khung cảnh truyện.

Phần luyện tập

Câu hỏi (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

* So sánh hai đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Lê Hữu Trác) với “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Phạm Đình Hổ)

*Giống nhau:

- Đều phán ánh hiện thực cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh

* Khác nhau:

- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh:

+ Phản ánh sự nhũng nhiễu của quan lại đối với nhân dân

+ Thể hiện thái độ phê phán gay gắt của tác giả đối với Chúa và quan lại

 - Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác

+ Thái độ phê phán kịch liệt nhưng không hiện lên trên mặt chữ, nội dung được biểu hiện một cách kín đáo

 + Thể hiện thái độ coi thường vinh hóa phú quý và tấm lòng y đức của Lê Hữu Trác

=> Đặc sắc trong bài Vào phủ chúa Trịnh: những quan sát tỉ mỉ, sử dụng các chi tiết sắc sảo và bọc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Vào phủ chúa Trịnh

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Lê Hữu Trác (1720 – 1791) tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.

- Gia đình có truyền thống học hành và thư cử đỗ đạt làm quan. Ông là một danh y đồng thời là nhà văn nhà thơ lớn.

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật: phong cách viết chân thực, gần gũi thể hiện một tâm hồn thanh cao

- Tác phẩm tiêu biểu: Bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Tác phẩm “Thượng kinh kí sự” (Kí sự đến kinh đô) là tập kí sự bằng chữ Hán, viết năm 1782, hoàn thành một năm sau đó và được khắc in vào năm 1885. Đoạn “Vào phủ chúa Trịnh” trích trong tác phẩm này.

2. Thể loại: Kí sự

3. Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu … “xem mạch Đông cung cho thật kĩ” ): Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh.

- Phần 2 (còn lại): Quá trình bắt mạch kê đơn cùng suy ngẫm của tác giả.

4. Tóm tắt

"Vào phủ chúa Trịnh" là tác phẩm ghi lại cảm nhận của Lê Hữu Trác trước hiện thực về cảnh vật. Bức tranh hiện thực nơi phủ chúa hiện qua con mắt của Lê Hữu Trác rất xa hoa, tráng lệ nhưng tù túng và ngột ngạt. Ông nhận thấy bệnh của thế tử là tâm bệnh. Là một người thầy lương y có đạo đức, có tâm với nghề, không màng danh lợi nên sau khi kê đúng đơn thuốc, ông đã từ giã về quê chờ thánh chỉ.

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

- Phản ảnh quyền lực to lớn của tầng lớp thống trị, cuộc sống xa hoa hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi quyền quý của người chính nghĩa trong sạch.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Thể hiện rõ đặc điểm của thể kí đầy sáng tạo: quan sát, ghi chép những sự việc có thật cùng cảm xúc chân thực của bản thân trước những sự việc đó.

Bài giảng Ngữ văn 11 Vào phủ chúa Trịnh

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội 

Tự Tình

Câu cá mùa thu

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

1 1,448 21/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: