Soạn bài Ngữ cảnh hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ngữ cảnh Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Ngữ cảnh để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 799 lượt xem
Tải về


Soạn bài Ngữ cảnh - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “Ngữ cảnh” ngắn gọn:

Luyện tập

Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Đây là hai câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Hoàn cảnh sáng tác bài văn tế cho thấy các chi tiết trong hai câu văn đề bắt nguồn từ hiện thực.

- Câu văn trong bài văn tế xuất phát từ bối cảnh: quân địch kéo đến vùng đất Nam Bộ đã mươi tháng nay mà lệnh quan thì vẫn còn chờ đợi. Người nông dân đã rất căm thù trước sự xuất hiện của quân thù trên vùng đất họ sinh sống.

Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi.

- Ngoài diễn tả tình huống, câu thơ còn bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình ( tâm trạng đau buồn, vừa phãn uất trước duyên phận, vừa gắng gượng  vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch).

Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

 Hiểu biết về ngữ cảnh → hình ảnh bà Tú:

+ Người phụ nữ có hoàn cảnh sống vất vả, phải lo toan gánh vác gia đình thay chồng.

+ Người phụ nữ tần tảo, có phẩm chất, đức tính tốt đẹp, được chồng yêu thương, trân trọng.

Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Những yếu tố ngữ cảnh đã chi phối nội dung của các câu thơ:

+ Thời buổi đầu xã hội phong kiến nửa thực dân, truyền thống khoa cử tốt đẹp của dân tộc bị phá vỡ, trở nên hỗn tạp.

+ Xã hội xuất hiện tầng lớp mới, là những ông quan sứ, những bà đầm.

Câu 5 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Câu hỏi cần được hiểu: Người được hiểu có thiết bị để xem giờ hay không.

- Mục đích: Hỏi giờ.

Ý nghĩa:

+ Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.

+ Ngữ cảnh bao gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến, văn cảnh.

+ Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Ngữ cảnh:

- Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời là căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.

- Ngữ cảnh gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, thực hiện được đề cập đến, văn cảnh.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Chữ người tử tù

Luyện tập thao tác lập luận so sán

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Hạnh phúc của một tang gia

Phong cách ngôn ngữ báo chí

1 799 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: