Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 821 lượt xem
Tải về


Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) - Ngữ văn 11

A. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận ( tiếp theo) ngắn gọn:

II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

1. Các phương tiện diễn đạt

a) Về từ ngữ

Văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị.

b) Về ngữ pháp

- Kết câu câu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, liền mạch trong suy luận.

- Sử dụng các từ ngữ liên hết: do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ đó..; tuy… nhưng; dù… nhưng…để phục vụ cho lập luận chặt chẽ.

c) Về biện pháp tu từ

Ngôn ngữ chính luận không phải lúc nào cũng mang tính công thức, ước lệ, khô khan. Ngược lại có thể sinh động do sử dụng khá nhiều biện pháp tu từ.

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

- Tính công khai về quan điểm chính trị

- Tính chặt chẽ trong diễn đạt suy luận

- Tính truyền cảm, thuyết phục

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

- Điệp cú pháp câu: “Ai có... dùng ....”

- Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuồng, gậy gộc

=> Cách liệt kê giáng bậc, từ lớn đến nhỏ, từ vũ khí đến dụng cụ thô sơ cho thấy mức độ của cuộc chiến tranh.

- Ngắt đoạn câu phối hợp với các phép tu từ trên tạo cho đoạn văn có giọng điệu dứt khoát và mạnh mẽ.

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

a, Luận cứ: Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng của đất nước, thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước.

b, Các luận chứng:

- Các thế hệ thanh niên trong Cách mạng tháng Tám

- Thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

- Thế hệ thanh niên ngày nay trong công cuộc xây dựng CNXH, hội nhập với thế giới.

c, Kết luận: Thanh niên (trong đó phần lớn là học sinh) phải học tập để xây dựng đất nước văn minh, tiến bộ.

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

a, Lòng yêu nước có thể giáo dục từ truyền thống, nhưng một phần khác từ những tình cảm thiết thực, "nhỏ bé" của mỗi người

- Yêu người thân: cha mẹ, ông bà, anh chị em…

- Yêu làng quê, phố nhỏ và những kỉ niệm thời thơ ấu.

b, Từ tình cảm nhỏ bé, sâu sắc, thiết tha, lòng yêu nước trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng và có ý thức thường trực trong mỗi người.

c, Yêu nước là phải bảo vệ và xây dựng đất nước.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận( tiếp theo)

Phong cách ngôn ngữ chính luận có ba đặc trưng cơ bản:

- Tính công khai về quan điểm chính trị

- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận; tính truyền cảm, thuyết phục.

Các đặc trưng đó được thể hiện ở những phương diện diễn đạt nhằm mục đích trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá vấn đề theo một quan điểm chính trị nhất định.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Ôn tập phần Văn học

Tóm tắt văn bản nghị luận

Ôn tập phần Tiếng Việt

1 821 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: