Soạn bài Tự Tình hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tự Tình Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tự Tình để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 1,227 21/02/2022
Tải về


Soạn bài Tự Tình - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “Tự tình” ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng:

+ Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh.

+ Sự cô độc “trơ cái hồng nhan”.

+ Hoàn cảnh lẻ loi.

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và câu 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận:

+ Sự bức bối trong tâm trạng cùng khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do.

Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả:

+ Tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhà thơ.

+ Sư cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, tình duyên không trọn vẹn đủ đầy.

Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương:

+ Duyên phận muộn màng, lỡ dở khi thời gian cứ trôi đi (hai câu đầu).

+ Buồn tủi, phẫn uất nhưng ở đó vẫn luôn khát vọng hạnh phúc.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Hai bài thơ Tự tình (bài I) và Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương có những điểm tương đồng và khác biệt:

Về điểm tương đồng:

-  Nội dung: Tâm trạng của nhân vật trữ tình (người phụ nữ) trong xã hội phong kiến xưa mong muốn vươn lên.

- Nghệ thuật:

+ Cùng sử dụng thể thơ Đường luật

+ Đều mượn cảm thức về thời gian

+ Sử dụng những từ ngữ có sức gợi

Về điểm khác biệt:

+ Khác biệt về nội dung Tự tình (bài I): sự xót xa của Hồ Xuân Hương trước duyên phận hẩm hiu, trước sự bất hạnh của người phụ nữ trong kiếp sống làm vợ lẽ, đơn côi, lẻ loi. Tự tình (bài II): Tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Học sinh luyện tập học thuộc và đọc diễn cảm bài Tự tình II

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tự tình ( Bài II):

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài năng, là hiện tượng văn học trung đại Việt Nam.

- Hiện nay phần đông các nhà nghiên cứu thống nhất ý kiến: Bà là con ông Hồ Phi Diễn, một nhà Nho nghèo quê ở Nghệ An.

- Bà giao du rộng rãi, đường tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le, ngang trái

Soạn bài Tự Tình hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm

- Thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình.

- Tác phẩm tiêu biểu: Lưu hương kí (phát hiện năm 1964), Tự tình…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình.

2. Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật

3. Bố cục:

+ Hai câu đề: Giới thiệu về hình ảnh nhân vật.

+ Hai câu thực:  Nỗi niềm, tâm tư của người vợ lẽ

+ Hai câu luận: Khát khao tìm đến hạnh phúc của người phụ nữ

+ Hai câu kết: Quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ

Soạn bài Tự Tình hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

 Bài thơ chính là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn, tả cảnh sinh động đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.

Bài giảng Ngữ văn 11 Tự Tình

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Câu cá mùa thu 

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Thao tác lập luận phân tích

Thương vợ

Khóc Dương Khuê 

1 1,227 21/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: