Soạn bài Chí Phèo hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Chí Phèo Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Chí Phèo để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 3,795 21/02/2022
Tải về


Soạn bài Chí Phèo - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “Chí Phèo” ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Tiểu sử cuộc đời và con người tác giả Nam Cao (1915 – 1951)

* Quê hương, gia đình:

- Tên thật là Trần Hữu Tri, sinh tại Hà Nam, trong một gia đình trung nông nghèo. Quê ông quanh năm nghèo đói, bị cường hào áp bức bóc lột rất nặng nề.

=> Gắn bó sâu nặng với quê hương, những người nghèo khổ.

* Trước cách mạng:

- Học xong bậc thành chung, Nam Cao sống bằng nghề dạy học và viết văn.

- Năm 1943, Nam Cao gia nhập hội Văn hóa cứu quốc và tham gia Cách mạng tháng Tám.

* Sau cách mạng:

- Trong kháng chiến chống Pháp, Nam Cao công tác văn nghệ, báo chí ở Việt Bắc, tham gia chiến dịch Biên giới (1950).

- Năm 1951, ông bị giặc bắt và hi sinh.

=> Có ý nghĩ tiêu biểu cho lớp trí thức đương thời xuất thân từ nông thôn nghèo khó

- Con người của Nam Cao, đặc biệt là trong xã hội trước Cách mạng tháng Tám, nổi bật một số đặc điểm:

+ Tâm trạng bất hòa sâu sắc đối với xã hội đương thời.

+ Sự gắn bó ân tình sâu nặng, thiết tha với người nông dân nơi đồng ruộng làng quê.

+ Tinh thần tự đấu tranh một cách trung thực để vượt qua chính mình, cố khắc phục tâm lí, lối sống tiểu tư sản.

Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

*Trước cách mạng:

- Văn học phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động, phản ánh chân thực cuộc sống.

- Văn chương chân chính phải có nội dung nhân đạo sâu sắc, vừa mang nỗi đau nhân thế, vừa có thể tiếp sức mạnh cho con người vươn tới cuộc sống nhân ái, công bằng.

- Nghề văn phải là một nghề sáng tạo.

- Ông không chạy theo cái đẹp, cái thơ mộng, quay lưng lại với hiện thực rồi viết ra những lời giả dối, phù phiếm.

- Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người

* Sau cách mạng: Nam Cao khẳng định sứ mệnh của nhà văn lúc đó phải phục vụ cho cuộc chiến đấu. Đây là bước tiến vượt bậc trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.

=> Nam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực sâu sắc, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ.

Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

 Những trăn trở, day dứt của Nam Cao khi viết về:

- Người trí thức nghèo:

+ Họ có ý thức sâu sắc về giá trị sống và nhân phẩm, luôn khát khao được phát triển nhân cách, được đóng góp cho xã hội.

+ Nhưng họ bị gánh nặng cơm áo gạo tiền và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt, bất công làm cho “chết mòn”, thành “người thừa”.

- Người nông dân: Ông đã vẽ lên bức tranh hiện thực xã hội về nông thôn Việt Nam nghèo đói, xơ xác, thê thảm. Từ đó ông lên án xã hội tàn bạo đã huỷ hoại nhân cách con. Tuy nhiên, ông đi sâu vào miêu tả nội tâm để khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện đó.

Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao:

- Đặc biệt chú ý và hướng tới thế giới bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hành động bên ngoài

- Có biệt tài trong việc diễn tả và phân tích tâm lí nhân vật.

- Viết về cái nhỏ nhặt hàng nhưng vẫn làm nổi bật được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.

- Giọng điệu buồn thương, chua chát, dửng dưng, lạnh lùng mà đầy thương cảm.

=> Ngòi bút của ông lạnh lùng, tỉnh táo, nặng trĩu ưu tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao được đánh giá là nhà văn hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chí Phèo

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Tên tác giả: Nam Cao (1915/1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri.

- Quê quán: Quê ông ở Lý Nhân, Hà Nam.

- Ông sinh ra trong một gia đình công giáo bậc trung.

Soạn bài Chí Phèo hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật: Hiện thực phê phán

- Tác phẩm tiêu biểu: Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, ...

II. Tác phẩm

1.Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Lúc đầu truyện có tên là “Cái lò gạch cũ”; khi in sách lần đầu, nhà xuất bản tự ý đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”

- Sau khi in lại trong tập “Luống cày”, tác giả đặt tên là “Chí Phèo”.

2. Thể loại: Truyện ngắn

3. Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến cả làng Vũ Đại cũng không ai biết): Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi

- Phần 2 ( tiếp đến không bảo người nhà đun nước mau lên): Chí Phèo mất hết nhân tính

- Phần 3 (còn lại): Sự thức tỉnh, ý thức về bi kịch của cuộc đời Chí Phèo

4. Tóm tắt

Bảy tám năm sau khi bị đẩy vào tù, Chí Phèo đến ăn vạ nhà Bá Kiến. Bá Kiến dùng sự khôn khéo đã khiến Chí Phèo trở thành tay sai. Trong một đêm say, Chí Phèo gặp và ăn nằm với Thị Nở. Hắn bị ốm, Thị Nở chăm sóc, khi hắn có mong ước hoàn lương thì Thị Nở lại khước từ. Hắn cầm dao đến nhà Thị Nở nhưng giữa đường lại rẽ vào nhà và giết Bá Kiến rồi tự kết liễu mạng sống

Soạn bài Chí Phèo hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

- Tác phẩm là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.

- Tác phẩm mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Tác phẩm là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.

- Tác phẩm mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.

Bài giảng Ngữ văn 11 Chí Phèo

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)

Chí Phèo (tiếp theo)

Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

Bản tin

Cha con nghĩa nặng

1 3,795 21/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: