Soạn bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 1,371 22/02/2022
Tải về


Soạn bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt - Ngữ văn 11

I. Loại hình ngôn ngữ:

- Loại hình ngôn ngữ là tập hợp những ngôn ngữ có những đặc trưng cơ bản có những nét chung (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…)

- Có 2 loại hình ngôn ngữ quen thuộc: ngôn ngữ đơn lập và ngôn ngữ hòa kết.

- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

II. Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt:

Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp

+ Về mặt ngữ âm: trong tiếng Việt, tiếng (âm tiết) là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất, người ta dùng khoảng trống để phân định âm tiết.

+ Về mặt sử dụng: trong tiếng Việt, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.

- Từ không biến đổi hình thái

- Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng hư từ.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

a.      

- “Nụ tầm xuân 1”:  bổ ngữ cho động từ “hái”.

- “Nụ tầm xuân 2”: là chủ ngữ của hoạ động “nở”.

b.

- “Bến 1”: phụ ngữ chi đối tượng, bổ nghĩa cho “nhớ”.

- “Bến 2”: là chủ ngữ của động từ “đợi”

c.

- “Trẻ 1”: phụ ngữ chi đối tượng, bổ nghĩa cho “yêu”.

- “Trẻ 2”: là chủ ngữ của động từ “đến”

d.

- Già 1: phụ ngữ chi đối tượng, bổ ngữ của tính từ “ kính”.

- Già 2: chủ ngữ của động từ “ để”.

- Bống 1, bống 2, bống 3, bống 4: phụ ngữ chi đối tượng, là bổ ngữ nên đều đứng sau động từ, chỉ khác nhau về hư từ đi kèm (không có hư từ hoặc có hư từ cho.)

- Bống 5, bống 6: là chủ ngữ, đứng trước các động từ

=>Vị trí thay đổi + vai trò ngữ pháp thay đổi + hình thái từ không thay đổi

- Những ngữ liệu trên được viết bằng tiếng Việt => tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập

Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

VD: 

Tiếng Anh: I go to school with my friend.

Tiếng Việt: Tôi đi học cùng với bạn của tôi.

- Tiếng Anh: I (chủ ngữ), my ( Bổ ngữ).

-> Chức năng ngữ pháp, ngữ âm và chữ viết khác nhau.

- Tiếng Việt: Tôi1 ( chủ ngữ), Tôi2 ( bổ ngữ).

-> Chức năng ngữ pháp khác nhau, còn ngữ âm và chữ viết giống nhau

- Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau =>Loại hình ngôn ngữ đơn lập.

- Tiếng Anh biến đổi hình thái khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.=> Loại hình ngôn ngữ hòa kết.

Câu 3 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Các hư từ và ý nghĩa của nó:

- Đã: chỉ hoạt động xảy ra trong quá khứ (việc đã làm), trước một thời điểm nào đó.

- Các: chỉ số nhiều (các xiềng xích là các thế lực bị áp bức).

- Để: chỉ mục đích.

- Lại: chỉ hoạt động tái diễn, đáp lại (vừa đánh đổ đế quốc, vừa đánh đổ giai cấp phong kiến).

 - Mà: chỉ mục đích (lập nân Dân chủ Cộng Hòa).

=> Hư từ không biểu thị ý nghĩa từ vựng nhưng nó biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp khi kết hợp với các từ lọai khác và có tác dụng làm cho câu mang nội dung biểu đạt hoàn chỉnh.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt:

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc điểm nổi bật là: đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng ; từ không biến đổi hình thái; ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.

VD minh họa:

Tôi đi chơi cùng với gia đình của tôi.

-> Chức năng ngữ pháp, ngữ âm và chữ viết khác nhau.

- Tiếng Việt: Tôi 1 ( chủ ngữ), Tôi 2 ( bổ ngữ).)

-> Chức năng ngữ pháp khác nhau, còn ngữ âm và chữ viết giống nhau

- Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau => Loại hình ngôn ngữ đơn lập.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Trả bài làm văn số 6

Tôi yêu em

Bài thơ số 28

Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

Người trong bao

1 1,371 22/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: