Soạn bài Chiều tối hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Chiều tối Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Chiều tối để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 3027 lượt xem
Tải về


Soạn bài Chiều tối - Ngữ văn 11

A. Soạn bài Chiều tối ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Những điểm chưa sát trong bản dịch thơ so với nguyên tác:

- Câu 2: từ “chòm”; cụm từ “trôi nhẹ” chưa toát được hết trạng thái chậm rãi như không chuyển động của mây.

- Câu 3: dịch thừa chữ “tối” làm lộ ý thơ.

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Phân tích hai câu đầu:

- Bức tranh núi rừng rộng lớn, lạnh lẽo lúc chiều muộn:

+ Thời gian nghệ thuật: hoàng hôn gợi buồn, gợi nỗi cô đơn.

+ Không gian nghệ thuật: rừng (“lâm”), trời (“thiên không”) → không gian rộng lớn.

+ Hình ảnh: cánh chim mỏi mệt (“quyện điểu”), áng mây đơn độc → đơn độc giữa không gian rợn ngợp.

- Bức tranh núi rừng ẩn chứa tâm trạng của nhà thơ:

+ Trạng thái mệt mỏi.

+ Nỗi cô đơn, lẻ loi của người tù.

+ Khát khao trở về.

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Phân tích hai câu sau:

- Bức tranh đời sống nơi xóm núi:

+ Hình ảnh cô gái xóm núi trong công việc xay ngô: trẻ trung, tươi tắn (“cô em”); vẻ đẹp khỏe khoắn, say sưa, lao động quên cả thời gian (“ma bao túc” – “bao túc ma hoàn”).

+ Hình ảnh lò than: đem lại ánh sáng xua đi bóng tối, đem lại màu sắc khiến bức tranh trở nên tươi sáng.

- Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ:

+ Hào hứng, thích thú và vui chung với niềm vui lao động của cô gái sơn cước.

+ Tinh thần lạc quan, phấn chấn khi điểm nhìn kết lại ở hình ảnh lò than rực hồng.

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ:

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình.

- Hình ảnh thơ chọn lọc, có sức gợi hình gợi cảm lớn.

- Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị mà gợi cảm, cô đọng, hàm súc.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ trong bài Chiều tối:

*Cảnh vật:

- Vận động từ không gian rộng lớn lạnh lẽo của rừng núi về không gian ấm cúng của cảnh sinh hoạt gia đình.

* Tâm trạng:

- Từ tâm trạng uể oải, mệt mỏi, cô đơn, buồn đến niềm vui, niềm tin yêu vào cuộc sống.

- Nhân vật trữ tình không hài hòa vào thiên nhiên mà trở thành trung tâm.

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Hình ảnh tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh chính là hình ảnh cô gái xay ngô bên bếp lửa hồng:

- Gợi cuộc sống sum vầy, ấm áp, làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày, mang lại niềm vui, sức mạnh, sưởi ấm lòng người tù.

- Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.

- Niềm tin, niềm lạc quan.

- Con người trở thành trung tâm của bức tranh thiên nhiên, bức tranh sự sống

=> Thông qua bức tranh cuộc sống lao động, thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn người tù: lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng, tình yêu thương con người.

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã ca ngợi thơ Bác: vừa có chất thép mà vẫn đậm đà chữ “tình”. Điều đó đươc thể hiện rất rõ trong bài thơ Chiều tối:

- Chất thép: Hai câu thơ đầu, Bác đã vẽ nên một bức tranh mang vẻ đẹp cổ điển, tả ít mà gợi nhiều sự đau khổ, thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ.

- Chất tình: Hình ảnh Bác trong bài thơ đã vượt hoàn cảnh, tâm hồn để hướng đến ánh sáng, gắn bó với cuộc đời, con người. Qua đó thấy được tình yêu thiên nhiên, Tổ quốc, yêu cuộc sống bình dị của người lao động.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chiều tối:

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Tên tác giả : Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

- Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

Soạn bài Chiều tối hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật:

- Thống nhất: về cả mục đích, quan điểm và nguyên tắc sáng tác.

- Đa dạng, mỗi thể loại, Hồ Chí Minh lại có một cách viết khác nhau.

- Tác phẩm tiêu biểu:

- Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

+ Là bài thơ thứ 31, trích Nhật ký trong tù” Hồ Chí Minh

+ Sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942, trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo

2. Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

3. Bố cục:

Bố cục: 2 phần

- Phần 1: 2 câu đầu: bức tranh thiên nhiên vùng sơn cước.

- Phần 2: 2 câu cuối: bức tranh sinh hoạt.

Soạn bài Chiều tối hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

- Phản ánh sự thật về nhà tù và xã hội Trung Quốc.

- Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh.

- Là tập thơ chứa chan tình cảm nhân đạo.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Có sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại.

- Tứ thơ sáng tạo, nhiều hình ảnh gợi cảm.

- Sử dụng thành thục thể thơ tứ tuyệt.

Bài giảng Ngữ văn 11 Chiều tối

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Từ ấy

Lai Tân

Nhớ đồng

Tương tư

Chiều xuân

1 3027 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: