Soạn bài Chữ người tử tù hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Chữ người tử tù Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Chữ người tử tù để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 1,102 21/02/2022
Tải về


Soạn bài Chữ người tử tù - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “Chữ người tử tù” ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Tình huống truyện độc đáo:

- Tình huống: Cuộc kỳ ngộ giữa Huấn Cao và viên quản ngục trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt.

- Tác dụng:

+ Làm nổi bật kịch tính của truyện và tính cách của các nhân vật: các nhân vật là tri kỷ trên phương diện văn hóa cái đẹp nhưng lại là thù địch trên phương diện xã hội.

+ Làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao:

- Là người nghệ sĩ thư pháp tài năng.

- Khí phách anh hùng, coi thường cường quyền và vật chất.

- Thiên lương trong sáng, tốt đẹp.

- Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp:

+ Cái đẹp có khả năng thanh lọc cuộc sống, cảm hóa cái xấu, cái ác.

+ Cái đẹp có thể sinh ra từ nơi cái xấu ngự trị, nhưng cái đẹp không thể tồn tại chung cùng cái xấu, cái ác.

Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Nhân vật quản ngục:

- Một người có thiên lương.

- Biết yêu quý và trân trọng cái đẹp, biết cúi đầu trước cái đẹp.

- Sống giữa cảnh ngục tù đầy xấu xa, quản ngục vẫn giữ được thiên lương

=> Đó là điều đáng trân trọng giữa môi trường tù ngục đầy rẫy tàn nhẫn, lừa lọc, ti tiện.

Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Cảnh cho chữ là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” vì:

- Việc cho chữ là một việc thanh cao.

- Không gian: buồng giam chật hẹp, tối tăm, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián: cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, thiên lương tỏa sáng ngay nơi cái ác ngự trị. => Sự đối lập.

- Người nghệ sĩ: say mê tô từng nét chữ là một tử tù trong cảnh cổ đeo gông, chân vướng xiềng và chỉ sớm mai sẽ bị hành quyết. 

- Ngục quan: vái lạy tù nhân.

=> Sự đảo ngược vị thế

Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm:

- Bút pháp xây dựng nhân vật: lý tưởng hóa, cảm hứng lãng mạn, nhân vật luôn là những con người đặc biệt, tài hoa nghệ sĩ.

- Nghệ thuật dựng người, dựng cảnh điêu luyện.

- Nghệ thuật đối lập.

- Ngôn ngữ góc cạnh, gợi cảm và giàu chất tạo hình.

- Gợi không khí cổ kính, trang nghiêm và màu sắc bi tráng.

Phần luyện tập

Câu hỏi (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Huấn Cao trong Chữ người tử tù được thế hiện ở ba phẩm chất:

 - Huấn Cao là một con người tài hoa siêu việt, đầy uy lực. Ông có tài viết chữ, chữ ông "đẹp và vuông lắm".

- Khí phách hiên ngang, bất khuất, Huấn Cao là một trang anh hùng.

 - Huấn Cao còn là một người có "thiên lương" trong sáng và cao đẹp.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chữ người tử tù

I. Tác giả

1. Cuộc đời

 Nguyễn Tuân (1910- 1987)

- Ông sinh ra trong gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn

- Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến

- Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa , thích xê dịch, sang trọng lịch lãm, phóng túng và rất ngông.

Soạn bài Chữ người tử tù hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật: tài hoa uyên bác độc đáo

- Tác phẩm tiêu biểu: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),......

II. Tác phẩm   

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Chữ người tử tù lần đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Tao đàn số 29 năm 1938.

- Chữ người tử tù là kết quả sáng tạo sau bao ngày tháng kiếm tìm và suy ngẫm về mẫu nhan vật lý tưởng của Nguyễn Tuân. Ông rất tâm đắc với những cái đẹp, cái tài hoa bị ẩn khuất trong cuộc đời.

2. Thể loại: Truyện ngắn

3. Bố cục:

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (Từ đầu đến "để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu"): Cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại.

- Phần 2 (tiếp theo đến "thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ"): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ.

4. Tóm tắt

Truyện được dựng trên một tình huống oái ăm, đầy kịch tính xoay quanh việc xin chữ và cho chữ của tử tù, quản ngục và thầy thơ lại. Sự đối lập và trái ngược về hoàn cảnh địa vịa tạo nên nét độc đáo cho truyện ngắn. Cảnh cho chữ diễn ra trong căn phòng giam chật hẹp, ẩm thấp được Nguyễn Tuân tập trung miêu tả thành một “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Soạn bài Chữ người tử tù hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

- Qua truyện ngắn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao- môt con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước

6. Giá trị nghệ thuật:

- Tác phẩm thể hiện tài năng độc đáo của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình.

Bài giảng Ngữ văn 11 Chữ người tử tù

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Hạnh phúc của một tang gia

Phong cách ngôn ngữ báo chí

Trả bài tập làm văn số 3

1 1,102 21/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: