Soạn bài Tương tư hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tương tư Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tương tư để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 820 22/02/2022
Tải về


Soạn bài Tương tư - Ngữ văn 11

A. Soạn bài Tương tự ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

+ Bộc bạch chân thành nỗi nhớ: "ngồi nhớ", "chín nhớ mười mong" (thành ngữ).

+ Nỗi nhớ ngự trị tự nhiên, da diết, trở thành “bệnh tương tư”: so sánh “bệnh tương tư” của mình với “bệnh gió mưa” của giời, giãi bày "tương tư thức mấy đêm rồi".

+ Sự chờ mong triền miên, khắc khoải: "Ngày qua ngày …/…thành cây lá vàng".

+ "Cớ sao bên ấy… bên này?": trách cô gái không chủ động tìm đến với mình.

+ "Nhưng đây cách …/…mà tình xa xôi": kể lể về nghịch lý trong mối tình của mình, đó là khoảng cách tình cảm xa xôi giữa hai người dù khoảng cách địa lý thật gần gũi.

+ "Tương tư…/ Biết cho ai, hỏi ai người biết cho": trách than cô gái chẳng hay biết nỗi nhung nhớ và tình cảm chân thành của mình.

- Khát khao gắn bó lâu dài, niềm mong ngóng vừa thiết tha vừa vô vọng:

+ Hi vọng được gặp gỡ, được thành đôi nhưng chỉ nung nấu trong vô vọng, thầm lặng: "Bao giờ bến mới gặp đò/ Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?"

+ Khát khao được nên duyên vợ chồng trong sự gắn bó lâu dài: hình ảnh "giầu", "cau" (trong 4 câu cuối) là biểu tượng cho phong tục cưới xin ở nước ta.

Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

+ Lối so sánh ví von: sử dụng biện pháp hoán dụ: thôn Đoài (chỉ chàng trai) – thôn Đông (chỉ cô gái), ẩn dụ ("bến", "đò", "hoa khuê các", "bướm giang hồ"), nhân hóa ("Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?").

+ Sử dụng lối nói sóng đôi, tương đồng: "Gió mưa…/…của tôi yêu nàng".

+ Dùng nhiều câu hỏi tu từ.

+ Lối nói giãi bày, bộc bạch thường thấy trong ca dao yêu thương tình nghĩa.

- Giọng điệu thơ: chủ đạo là giọng chân thành, trầm lắng, vô vọng.

Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi, mang đậm cách biểu đạt và bày tỏ bóng gió, xa xôi trong tình yêu của người dân quê Bắc Bộ Việt Nam.

- Tình cảm, cảm xúc chân thành, tế nhị, kín đáo.

- Thể loại thơ dân tộc: lục bát.

- Hình ảnh mộc mạc, đậm chất làng Việt: thôn Đoài, thôn Đông, trầu, cau.

- Lối so sánh, ví von và cách bày tỏ tình cảm đậm đà phong vị ca dao dân ca.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tương tư

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Tên tác giả : Nguyễn Bính (1918 - 1966), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.

- Quê quán: Làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định.

Soạn bài Tương tư hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật: Nguyễn Bính là nhà thơ có hồn thơ đậm chất quê:

- Tác phẩm tiêu biểu: Tâm hồn tôi (1937)Lỡ bước sang ngang (1940), Mười hai bến nước (1942), Truyện thơ Cây đàn Tỳ bà (1944), Gửi người vợ miền Nam (1955)...

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: Viết tại làng Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) năm 1939.

2. Thể loại: Thơ lục bát

3. Bố cục:

- Phần 1: 16 câu đầu: Nỗi tương tư của chàng trai.

- Phần 2: 4 câu còn lại: Ước vọng lứa đôi hòa hợp.

Soạn bài Tương tư hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

- Bài thơ là tiếng lòng về một tình yêu trong sáng, đơn phương, mạnh mẽ.

- Thế hiện tình cảm chân thành, thấm đượm hồn quê Việt với nhiều nét đẹp văn hóa dân gian.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát: đậm đà tính dân tộc, mang tính chất biểu cảm nổng nàn.

- Ngôn ngữ: dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn đậm chất lạng mạn, thơ mộng.

- Hệ thống ẩn dụ, hoán dụ đặc sắc và sáng tạo.

- Hình ảnh sóng đôi: trầu - cau, bến - đò, hoa - bướm, thôn Đoài - thôn Đông; quan niệm về tình yêu gắn bó, thủy chung...

- Thi liệu dân gian: Bài thơ mang vẻ đẹp chân quê, tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Chiều xuân

Tiểu sử tóm tắt

Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Trả bài làm văn số 6

Tôi yêu em

1 820 22/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: