Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 756 lượt xem
Tải về


Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Từ con đường thực nhiều lần đi qua để về kinh ứng thí, Cao Bá Quát đã sáng tạo thành một con đường đến danh lợi với nhiều khó khăn trong bài thơ.

- Hình ảnh bãi cát được nhắc đi nhắc lại (điệp ngữ), gợi lên một không gian khó khăn, nhọc nhằn.

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Giải nghĩa:

+ “Không học được…giận khôn vơi”: Người bộ hành không có phép thần thông để vượt qua mọi gian khổ như tiên ông nên oán giận đời

+ “Xưa nay,…đường đời”: Phàm là những kẻ ham danh lợi đều phải vượt qua nhiều khổ ải.

+ “Đầu gió…tỉnh bao người”: Không phải ai cũng vượt qua được cám dỗ.

- Sự liên kết ý nghĩa: Người bộ hành nghĩ về con đường mình phải đi đầy gian khó mà không tránh khỏi oán giận, nghĩ đến lẽ đời và sức cám dỗ của danh lợi.

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Tâm trạng của lữ khách: đầy bế tắc, không tìm ra được hướng đi đúng đắn cho mình

- Tầm tư tưởng Cao Bá Quát: sự chán ghét con đường danh lợi tầm thường, khao khát thay đổi cuộc sống khác đi.

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Nhịp điệu bài thơ: ngắt nghỉ linh hoạt (nhịp 2/3, 3/5, 2/2/3, 2/5,…), nhịp dài ngắn đan xen đã góp phần thể hiện sự trắc trở, gập ghềnh của con đường đi cùng cảm xúc bế tắc, chán ghét của nhân vật trữ tình và băn khoăn của tác giả.

- Ông muốn cải tạo xã hội, tìm lại những giá trị đích thực tốt đẹp.

Phần luyện tập

Câu hỏi (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Nguyên nhân đấu tranh đầu tiên xuất phát từ bản thân con người Cao Bá Quát. Ông muốn mang tài năng và sức lực của mình để đóng góp cho sự phát triền, phồn thịnh của nước nhà.

- Nguyên nhân thứ hai, xuất phát từ thực trạng của xã hội phong kiến dưới triều Nguyễn. → Sự bất bình cần đấu tranh để thay đổi.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát”:

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Cao Bá Quát (1809- 1854) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên

- Quê quán: Phú Thị , huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh( nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội).

- Ông là người có tài năng và bản lĩnh được người đời phong làm Thánh Quát .

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật: thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ, chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam

- Tác phẩm tiêu biểu: Tài tử đa cùng phú, nhân sinh thấm thoát…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Cao Bá Quát đi thi Hội. Trên đường vào kinh đô Huế, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng (Quảng Bình, Quảng Trị) (hình ảnh bãi cát dài, sóng biển, núi là những hình ảnh có thực gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tác bài thơ này).

2. Thể loại: thể ca hành

3. Bố cục:

- Phần 1 (4 câu đầu): hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát

- Phần 2 (6 câu tiếp theo): tâm trạng suy tư nhân vật.

- Phần 3 (còn lại): sự bế tắc đấy đau khổ

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

Trong bài thơ, tác giả mượn hình ảnh người đi trên bãi cát khó nhọc để hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng ghét mà ông buộc phải theo đuổi.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Tác giả sử dụng thể hành (thể thơ cổ tự do, phóng khoáng.

- Hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa: Bãi cát dài, người say - tỉnh,...

- Sử dụng bút pháp đối lập, sáng tạo trong việc dùng điển tích, điển cố.

Bài giảng Ngữ văn 11 Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Lẽ ghét thương

Chạy giặc

Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Trả bài tập làm văn số 1

1 756 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: