Soạn bài Vội vàng hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Vội vàng Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Vội vàng để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Vội vàng - Ngữ văn 11
A. Soạn bài Vội vàng ngắn gọn:
Phần đọc - hiểu văn bản
Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):
Bố cục:
- Đoạn 1 (13 câu đầu): Tình yêu tha thiết đối với cuộc sống.
- Đoạn 2 (câu 14 - 29): Tâm trạng của tác giả trước giới hạn của cuộc đời.
- Đoạn 3 (đoạn còn lại): Lời giục giã hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống.
Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):
- Cảm nhận của Xuân Diệu về thời gian:
+ Thời gian tươi đẹp, ngọt ngào ("tuần tháng mật", "tháng Giêng ngon như một cặp môi gần").
+ Thời gian đẹp nhất là mùa xuân và tuổi trẻ (các câu 14 → 18).
+ Thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.
+ Thời gian khách quan tuần hoàn nhưng thời gian đời người hữu hạn (câu 18→ 22).
- Nhà thơ vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian bởi cuộc đời quá tươi đẹp trong khi quỹ đời của con người lại ngắn ngủi.
- So sánh với quan niệm thời trung đại:
+ Người xưa coi thời gian tuần hoàn như một vòng tròn khép kín nên ung dung, điềm tĩnh trước sự chảy trôi của kiếp người.
+ Xuân Diệu coi thời gian là tuyến tính nên vô cùng nuối tiếc, lo âu.
Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):
- Xuân Diệu quan niệm hạnh phúc không ở đâu xa mà đó chính là hạnh phúc ở quanh ta, là sự sống quen thuộc của trần thế. Hạnh phúc khi được cảm nhận một bức tranh thiên nhiên đẹp của hoa lá đồng nội, của ong bướm, chim chóc; được sống trong một "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"...
- Vì vậy, phải biết giữ lấy hạnh phúc, giữ lại những vẻ đẹp của cuộc sống.
- Xuân Diệu yêu tuổi trẻ và biết quý tuổi trẻ của mình bởi đây là khoảng thời gian đẹp và đáng sống nhất, có nhiều hạnh phúc nhất của cuộc đời một con người.
Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):
- Hình ảnh: vừa gần gũi vừa mới mẻ, vừa khái quát vừa cụ thể, tình tứ và giàu sức sống.
- Ngôn từ: sử dụng hệ thống động từ mạnh theo hướng tăng tiến ("ôm", "riết", "say", "thâu", "cắn"); điệp ngữ “ta muốn” (5 lần), từ ngữ táo bạo và gợi cảm.
- Nhịp điệu: vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt.
- Hình ảnh sáng tạo nhất trong khổ cuối: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
Phần luyện tập
Câu hỏi (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):
- Trong cảm nhận và diễn tả của Xuân Diệu, thiên nhiên cùng sự sống quen thuộc hiện lên mới mẻ, sống động, tươi đẹp, tràn đầy màu sắc, thanh âm và niềm vui.
- Cảnh vật hiện lên mới mẻ, độc đáo qua cách diễn tả mới lạ.
- Nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc: giữa cuộc đời hương sắc, tuổi trẻ và tình yêu là những điều quý giá nhất của con người.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Vội vàng :
I. Tác giả
1. Cuộc đời
- Xuân Diệu ( 1916 – 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, bút danh khác là Trảo Nha.
- Quê quán: Quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định, lớn lên ở Quy Nhơn. Xuân Diệu xa gia đình từ nhỏ và sống ở nhiều nơi.
2. Sự nghiệp văn học
- Trước cách mạng, Xuân Diệu là một nhà thơ mới “ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Sau cách mạng, Xuân Diệu nhanh chóng hoà nhập, gắn bó với đất nước, nhân dân và nền văn học dân tộc.
- Ông được mệnh danh là “ông Hoàng thơ tình” của Việt Nam.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: "Vội vàng" được rút ra từ tập Thơ thơ xuất bản năm 1938.
2. Thể loại: Thơ
3. Bố cục:
3 đoạn:
- Đoạn 1 (13 câu đầu): tình yêu tha thiết đối với cuộc sống.
- Đoạn 2 (câu 14 - 29): tâm trạng băn khoăn của tác giả trước giới hạn của cuộc đời.
- Đoạn 3 (đoạn còn lại): lời giục giã hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống.
4. Giá trị nội dung:
"Vội vàng" là lời thúc giục hãy sống mãnh liệt, sống hết mình và quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình nhất là những năm tháng tuổi trẻ cuồng nhiệt. Bài thơ là tác phẩm được nhiều thế hệ độc giả yêu thích.
5. Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn từ độc đáo, sử dụng hình ảnh thơ sáng tạo.
Bài giảng Ngữ văn 11 Vội vàng
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 11 | Giải bài tập Hóa học 11 Học kì 1, Học kì 2 (Sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Hóa 11
- Giải sbt Hóa học 11 (sách mới) | Sách bài tập Hóa học 11
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 11
- Giáo án Hóa học lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11