Soạn bài Tinh thần thể dục hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Tinh thần thể dục Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tinh thần thể dục để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Tinh thần thể dục - Ngữ văn 11
A. Soạn bài Tinh thần thể dục ngắn gọn:
Phần đọc - hiểu văn bản
Câu 1 (trang 177 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
Bố cục và cách dựng truyện đặc sắc:
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 (từ đầu đến "nay sức, Lê Thăng"): Trát quan về làng.
+ Phần 2 (tiếp đến "vâng"): Những người bị bắt đi xem đá bóng trực tiếp xin ông lý.
+ Phần 3 (còn lại): Cảnh lùng sục bắt người đi xem đá bóng.
- Cách dựng truyện:
+ Truyện kết cấu như như vở bi – hài kịch.
+ Ba nhân vật đối thoại với lý trưởng đại diện cho những tầng lớp khác nhau ở nông thôn dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, đều chịu chung tai họa do trò “thể dục thể thao” gây ra.
Câu 2 (trang 177 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
Khai thác mâu thuẫn truyện:
- Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện: mâu thuẫn giữa chính quyền bịp bợm, tàn bạo với người dân nghèo khổ.
- Mâu thuẫn riêng ở từng cảnh:
+ Cảnh đối thoại giữa anh Mịch – lý trưởng: kẻ đói rách cùng cực phải đi xem bóng đá.
+ Cảnh đối thoại giữa bác Phô gái – lý trưởng: người ốm đau phải đi xem bóng đá.
+ Cảnh đối thoại giữa cụ phó Bính – lý trưởng: người bận đi ăn cưới phải đi xem bóng đá.
+ Cảnh săn lùng những người trốn đi xem bóng: “khán giả” lẽ ra phải đi với sự tự nguyện, vui vẻ thì đây khổ sở, trốn chui trốn lủi và bị săn lùng.
+ Cảnh áp giải đoàn người: nghiêm ngặt, chặt chẽ như áp giải tù binh.
Câu 3 (trang 177 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
Ý nghĩa của truyện Tinh thần thể dục:
- Vạch trần sự tàn bạo, bịp bợm của chính quyền thực dân nửa phong kiến qua cái gọi là “phong trào thể dục thể thao”.
- Phản ánh thảm cảnh khốn khổ, cùng cực của dân ta.
Phần luyện tập
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Tinh thần thể dục”
I. Tác giả
1. Cuộc đời
- Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977)
- Quê quán: Ông sinh ra trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế ở Hưng Yên.
2. Sự nghiệp văn học
- Phong cách nghệ thuật: - Phong cách của một nhà văn hiện thực bậc thầy.
- Là một cây bút trào phúng xuất sắc, Nguyễn Công Hoan sử dụng tiếng cười để đả phá ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và bè lũ tay sai.
- Tác phẩm tiêu biểu: - Ông để lại hơn 20 tiểu thuyết và khoảng 200 truyện ngắn..
+ Truyện ngắn: Kép tư bền (1935), Hai thằng khốn nạn (1937), Người vợ lẽ bạn tôi (1937),...
+ Tiểu thuyết: Lá ngọc cành vàng (1935), Ông chủ (1935), Bước đường cùng (1938)....
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:
Tác phẩm ra đời năm 1939, khi thực dân Pháp rầm rộ cổ động “phong trào thể dục thể thao” nhằm đánh lạc hướng sự tranh đấu đòi độc lập, chủ quyền của tầng lớp thanh niên.
2. Thể loại: Truyện ngắn
3. Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu.. Lê Thăng): Lệnh của quan trên qua trát quan tới làng
- Phần 2 (tiếp…“vâng”): Những người bị bắt đi xem bóng van xin ông lí
- Phần 3 (còn lại): Cảnh lùng sục, bắt người đi xem thể thao
4. Tóm tắt
Truyện miêu tả mâu thuẫn giữa một bên là chính quyền thực dân và bọn chức dịch kỳ hào cổ vũ, khuếch trương phong trào thể dục. Mà cụ thể là giữa một bên là bóng đá với một bên là tình cảnh khốn khó và tìm cách thoái thác của người dân nghèo khổ để làm bật lên tiếng cười mỉa mai, châm biếm.
5. Giá trị nội dung:
Tác phẩm phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Trong khi cuộc sống của nhân dân ta vô cùng khốn khổ thì chính quyền tay sai thực dân lại bày đặt những trò thể thao xa xỉ.
6. Giá trị nghệ thuật:
- Tác giả đã dùng các thủ pháp nói giễu, cường điệu, giọng điệu kể chuyện tự nhiên hài hước khi kể về phản ứng của nhân dân trước việc phải đi xem đá bóng.
- Giọng kể tự nhiên, pha tính chất hài hước để làm nên giá trị châm biếm của tác phẩm.
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (4354)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 11 | Giải bài tập Hóa học 11 Học kì 1, Học kì 2 (Sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Hóa 11
- Giải sbt Hóa học 11 (sách mới) | Sách bài tập Hóa học 11
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 11
- Giáo án Hóa học lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11