Soạn bài Bài ca ngất ngưởng hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Bài ca ngất ngưởng để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 1,188 21/02/2022
Tải về


Soạn bài Bài ca ngất ngưởng - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “ bài ca ngất ngưỡng” ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Từ “ngất ngưởng” được sử dụng 4 lần.

- Ngất ngưởng: nghĩa gốc chỉ sự chênh vênh trên cao, không vững chắc => chỉ thái độ sống ngang tàng, vượt thoát ra khỏi mọi ràng buộc của Nguyễn Công Trứ.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan vì muốn lập công danh, muốn cống hiến tài năng, mưu trí của mình cho đất nước.

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Nguyễn Công Trứ tự cho mình là ngất ngưởng vì làm những điều người đời không ai dám làm, không ai làm được, sống theo cách duy nhất.

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Nét tự do của thể tài hát nói:

+ Số chữ ở mỗi câu thơ thay đổi linh hoạt, không theo một thể thơ quy phạm.

+ Vần, thanh gieo không theo niêm luật.

+ Hát nói phóng khoáng và tự do, giãi bày những tâm sự của nhân vật trữ tình.

Ý nghĩa: làm nên sự phóng khoáng cho lời thơ, góp phần thể hiện tính cách ngất ngưởng, cá tính sáng tạo của nhà thơ.

Phần luyện tập

Câu hỏi (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Cùng sử dụng thể hát nói để sáng tác nhưng “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” (Hương Sơn phong cảnh ca) của Chu Mạnh Trinh và “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ có nhiều điểm khác biệt, đặc biệt là trong các thức sử dụng từ ngữ:

+ “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ sử dụng ngôn ngữ phóng khoáng, tự do lại mang chút ngông, ngạo nghễ.

+ “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” của Chu Mạnh Trinh sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế và thấm đẫm ý vị thiền.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “ Bài ca ngất ngưỡng”:

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), tự là Tồn Chất hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn.

- Quê quán: Trung Hà Tĩnh, tại huyện Nghi Xuân, làng Uy Viễn.

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng hay, ngắn gọn (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

- Ông vừa là một nhà quân sự tài ba, vừa là một nhà kinh tế thông minh lại vừa là một nhà thơ lỗi lạc.

- Tác phẩm tiêu biểu: Chí làm trai, Cách ở đời, Bỡn nhân tình…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- “Bài ca ngất ngưởng” là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Công Trứ. Tác phẩm được làm trong thời gian sau khi ông về hưu (năm 1848). Bài thơ được làm theo thể ca trù.

2. Thể loại: thể loại hát nói

3. Bố cục: 2 phần

- Phần 1: 6 câu thơ đầu, thể hiện ngất ngưởng của tác giả khi làm quan.

- Phần 2: còn lại: thể hiện ngất ngưởng của tác giả khi về hưu.

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

- Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do tự tại.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng giọng điệu khoa trương, ý vị trào phúng đặc biệt của thể thơ hát nói.

Bài giảng Ngữ văn 11 Bài ca ngất ngưởng

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Lẽ ghét thương

Chạy giặc

Bài ca phong cảnh Hương Sơn

1 1,188 21/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: