Soạn bài Ôn tập phần văn học hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần văn học Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Ôn tập phần văn học để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 681 22/02/2022
Tải về


Soạn bài Ôn tập phần văn học - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “Ôn tập phần văn học” ngắn gọn:

Câu 1 (trang 204 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

a. Sự phân hóa phức tạp của nền văn học Việt Nam từ đầu TKXX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

- Những điểm khác nhau của 2 dòng văn học đó là:

+ Văn học công khai: văn học hợp pháp và tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến.

+ Văn học bất hợp pháp gồm thơ văn cách mạng, thơ ca trong tù, thơ văn Đông Kinh nghĩa tục, thơ văn thời Mặt trận Dân chủ Đông Dương…

b. Văn học từ đầu TK XX đến 1945, đặc biệt là từ đầu những năm 30 trở đi đã phát triển hết sức nhanh chóng do:

+ Sự thúc bách của thời đại

+ Nhân tố quyết định chính là sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc (nhân tố quyết định)

+ Do sự thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân ở bộ phận thanh niên trí thức sau hàng trăm năm bị kìm hãm

+ Sức sống văn hoá mãnh liệt.

Câu 2 (trang 204 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

a. Sự khác nhau giữa tiểu thuyết hiện đại và trung đại đó là:

- Tiểu thuyết trung đại:

+ Chữ Hán, chữ Nôm

+ Chú ý đến sự việc, chi tiết.

+ Cốt truyện đơn tuyến.

+ Cách kể theo trình tự thời gian.

- Tiểu thuyết hiện đại không theo những lối mòn cũ:

+ Chữ quốc ngữ.

+ Chú ý đến thế giới bên trong của nhân vật.

+ Cốt truyện phức tạp, đa tuyến.

b. Những yếu tố trung đại còn tồn tại trong “Cha con nghĩa nặng” : Còn chú ý nhiều đến sự kiện, chi tiết. Tâm lí nhân vật sơ sài, thể hiện còn đơn giản. Kể chuyện hoàn toàn theo thời gian, sự việc.

Câu 3 (trang 204 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Tình huống truyện trong một số tác phẩm:

- “Vi hành”: tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm

- “Tinh thần thể dục”: mâu thuẫn trào phúng giữa chính quyền thực dân phong kiến với mong ước xin được ở nhà của người dân, giữa việc đi cổ vũ với việc tìm mọi cách chạy chọt để được ở nhà, thậm chí tìm mọi cách trốn tránh.

- “Chữ người tử tù”: Cuộc gặp gỡ giữa hai con người khác thường

Câu 4 (trang 204 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Nét đặc sắc trong nghệ thuật của các truyện:

- Hai đứa trẻ:

+ Truyện không có truyện- truyện trữ tình. Cốt truyện đơn giản.

+ Nghệ thuật tả cảnh, nghệ thuật miêu tả sự đối lập ánh sáng và bóng tối.

+ Ngôn ngữ giàu giản dị, nhẹ nhàng, tinh tế…

- Chữ người tử tù

+ Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước => bút pháp lí tưởng hóa cảm cảm hứng lãng mạn.

+ Tạo dựng tình huống truyện độc đáo

+ Sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình

- Chí Phèo:

+ Cốt truyện hấp dẫn, li kì. Cách kể, tả linh hoạt, biến hoá. Xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật.

+ Cách dẫn dắt tình tiết linh hoạt (không theo trật tự thời gian)

+ Giọng văn biến hóa, không đơn điệu.

+ Ngôn ngữ đặc biệt tự nhiên, sống động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở của đời sống.

+ Giọng điệu trần thuật có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa tiếp.

Câu 5 (trang 204 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

a) Những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” đó là:

- Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích: Cảnh đám ma được tổ chức rất đông rất to nhưng không có tình cảm.

- Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống

- Giọng văn mỉa mai, sử dụng thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt

- Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích.

b. Qua tác phẩm này, tác giả đã vạch trần sự thật xấu xa của xã hội thượng lưu, được gọi là "Âu hóa", "văn minh", đả kích sâu cay cái xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng đồi bại đương thời.

Câu 6 (trang 204 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Mâu thuẫn của vở kịch: nhân dân lầm than với hôn quân bạo chúa và bọn phe cánh, đã được giải quyết triệu để (Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát, cung nữ bị bắt bớ).

- Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu với lợi ích thiết thực, với thực trạng đói khổ của nhân dân, mâu thuẫn này chưa được giải quyết triệt để.

Câu 7 (trang 204 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao xuất phát từ ý thức sâu sắc, sự đòi hỏi cao trong sáng tạo của nhà văn đối với nghề.

- Khẳng định được yêu cầu quan trọng đối với tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ phải khám phá ra cái mới.

- Nam Cao diễn đạt điều đó bằng cách ngắn gọn với những liên tưởng hàm súc, giàu hình ảnh.

- Sự nghiệp sáng tác của ông thực hiện nghiêm túc, hình ảnh người trí thức và người nông dân luôn mang nét mới.

Câu 8 (trang 204 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Tình yêu của Romeo- Giuliet diễn ra trong hoàn cảnh hai dòng họ có mối thù truyền kiếp.

- Nỗi ám ảnh xuất hiện nhiều trong suy nghĩ Giuliet, khiến nàng băn khoăn lo cho người yêu.

- Thái độ của Rô-mê-ô ngày càng quyết liệt hơn, sẵn sàng từ bỏ dòng họ để tới với tình yêu.

- Cả hai đều ý thức được sự thù hận, song tình yêu của họ vượt lên trên hận thù của dòng họ.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Ôn tập phần Văn học”:

- Nắng vững và hệ thống hóa tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại, các tác phẩm tiêu biểu điển hình trên hai phương diện lịch sử và thể loại.

- Phân tích văn học theo những cấp độ cụ thể để nắm chắc kiến thức.

- Ghi nhớ nội dung và nghệ thuật theo hệ thống.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Lưu biệt khi xuất dương

Nghĩa của câu

1 681 22/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: