Soạn bài Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc áp bức hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc áp bức Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc áp bức để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 786 22/02/2022
Tải về


Soạn bài Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc áp bức - Ngữ văn 11

A. Soạn bài Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc áp bức ngắn gọn

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

- Thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn diễn dạt cho mạch lạc bằng tiếng nước mình, cóp nhặt và thể hiện những cái tầm thường của phong hóa châu Âu trong khi mù tịt về văn hóa ấy.

- Tạo nên những ngôi nhà có kiến trúc.

- Từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ.

Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng lớn lao với vận mệnh dân tộc: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”.

Câu 3 (trang 91 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

- Lý lẽ: Khẳng định nhiều người An Nam chỉ biết những từ thông dụng và chính họ còn nghèo vốn từ An Nam hơn cả những người phụ nữ, nông dân An Nam; do sự bất tài của con người.

- Dẫn chứng: Lấy ngôn ngữ của Nguyễn Du chứng minh cho sự giàu có của tiếng Việt; người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc.

Câu 4 (trang 91 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài và ngôn ngữ “nước mình”:

- Học tiếng nước ngoài để làm giàu cho ngôn ngữ nước mình.

- Ngôn ngữ là kênh để giúp giới trí thức nước ta hiểu châu Âu, tiếp cận tri thức châu Âu và truyền bá cho đồng bào mình.

Câu 5 (trang 91 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

- Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị, câu nói “Nếu người An Nam hãnh diện… vấn đề thời gian” đúng nhưng chưa đủ vì để giải phóng dân tộc cần có cuộc cách mạng toàn diện trên mọi mặt trận, trong đó đặc biệt phải có đấu tranh vũ trang đánh đuổi kẻ thù khỏi bờ cõi. 

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc áp bức

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Tên tác giả: Nguyễn An Ninh (1899 -1943)

- Quê quán: Xã Mĩ Hòa, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (Nay là TP HCM).

Soạn bài Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc áp bức hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật:  Văn phong khúc chiết, trong sáng, có độ sâu về tư duy văn hoá, tràn đầy nhiệt huyết yêu nước gần gũi với đời sống và con người lao động.

- Tác phẩm tiêu biểu: + Tác phẩm dịchKhế ước xã hội.

+ Vở tuồng: Hai Bà Trưng.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: - Văn bản là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn An Ninh đăng trên báo Tiếng Chuông rè năm 1925.

2. Thể loại: Văn chính luận

3. Bố cục: 3 phần:

- Phần 1 ((Từ đầu đến "người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng"): Nêu hiện tượng học đòi Tây hóa.

- Phần 2 (Tiếp theo đến "hay sự bất tài của con người?"): Vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Phần 3 (còn lại): Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước mình với nước ngoài.

4. Tóm tắt

Khẳng định tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức đồng thời chứng minh rằng: Tiếng Việt rất giàu có. Tác giả nhấn mạnh quan điểm: nên học tiếng nước ngoài để thu nhận kiến thức và không khinh rẻ, từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Học tiếng nước ngoài chính là một cách làm giàu thêm cho ngôn ngữ nước mình.

Soạn bài Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc áp bức hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

- Tiếng nói là tài sản quý giá của dân tộc, phải biết bảo vệ nó và làm cho nó ngày càng phát triển.

- Tiếng mẹ đẻ còn là nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức.

- Tầm nhìn chiến lược của Nguyễn An Ninh về vai trò và tiếng nói dân tộc

6. Giá trị nghệ thuật:

- Luận điểm rõ ràng, logic.

- Dẫn chứng cụ thể, chân thực.

- Giọng điệu nhẹ nhàng đầy sức thuyết phục.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Một thời đại trong thi ca

Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)

Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận

1 786 22/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: