Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 607 22/02/2022
Tải về


Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu” ngắn gọn:

I. Trật tự trong câu đơn

Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

a, Nếu thay đổi thành phần in đậm thành “đó là một con dao rất sắc nhưng nhỏ” về mặt ngữ pháp không sai nhưng khi đặt vào đoạn văn không phù hợp với mục đích của hành động đe dọa Bá Kiến của Chí Phèo.

b, Khi đổi vị trí từ nhỏ của cụm từ rất sắc thì ý mà tác giả muốn biểu đạt không được nhấn mạnh mà bị cắt giảm, dụng ý tác giả không được thực hiện

c, Cách sắp xếp lại vấn đề không hợp lý với những tình huống khác, ngữ cảnh khác thì sắp xếp lại phù hợp hơn

Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Chọn cách viết tối ưu là cách viết thứ nhất: nhấn mạnh rất thông minh liên kết với ý của câu tiếp theo đưa bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi. Cách viết thứ hai lại nhấn mạnh vào ý nhỏ người, không ăn khớp với ý đội tuyển học sinh giỏi ở câu sau.

Câu 3 (trang 158 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1)

a. - “Một đêm khuya”: được đặt ở đầu câu vì nó đảm nhận chức năng nêu hoàn cảnh thời gian cho các sự kiện xảy ra sau đó.

- Trong câu tiếp theo phần trạng ngữ (sáng hôm sau) vừa có tác dụng như câu trước, lại vừa có tác dụng liên kết câu.

b. - Trạng ngữ chỉ thời gian lại đặt ở giữa câu, đằng sau hành động của một chủ thể (một anh đi thả ống lươn).

- Chủ thể hành động được nêu trước, phần biểu thị thời gian đặt ở giữa bởi sự liên kết ý các câu trước đó đều tập trung vào việc coi ai là người đẻ ra Chí Phèo.

c. “Đã mấy năm” nằm cuối câu mục đích thông báo, nó biểu thị phần tin mới, phần trọng tâm. Tuy giữ vai trò thứ yếu về mặt ngữ pháp nhưng nó lại giữ vai trò quan trọng về mặt thông báo nên nó cần đặt ở cuối câu.

II. Trật tự trong câu ghép

Câu 1 (trang 158 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1)

a, Vế chỉ nguyên nhân (in đậm) cần đặt sau vế chính (Hắn lại nao nao buồn). Vế in đậm cũng cần gắn với câu sau, vì câu sau chính là câu cụ thể hóa cho một cái gì đó xa xôi.

- Vế chính đặt trước liên kết dễ với những câu đi trước, vế phụ sau liên kết dễ dàng với những câu sau đó.

b, Câu ghép, vế chỉ nhượng bộ (tuy đối với chị cháu cũng như đối với quan huyện) được đặt sau để nhấn mạnh ý cũng như bổ sung.

Câu 2 (trang 159 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1)

Câu văn thích hợp: C.

Vì:

 - Giữa hai vế của câu ghép đặt vế “nó không phải là điều lạ” ở sau, bởi nó chứa thông tin quan trọng và có tác dụng liên kết.

- Các câu trong đoạn còn lại đều nói về các thời kì trước, nhiều người nổi tiếng phát triển phương pháp đọc nhanh, nắm vững nó. Như vậy, câu đầu sẽ nói tới những năm gần đây.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu”:

- Nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản.

- Có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận câu; có kĩ năng sắp xếp trật tự trong câu khi nói và viết.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Bản tin

Cha con nghĩa nặng

Vi hành

Tinh thần thể dục

Luyện tập viết bản tin

1 607 22/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: