Soạn bài Chiếu cầu hiền hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Chiếu cầu hiền Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Chiếu cầu hiền để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 1,549 21/02/2022
Tải về


Soạn bài Chiếu cầu hiền - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “Chiếu cầu hiền” ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Bố cục của bài chiếu gồm 3 phần:

+ Phần 1:  (Từ đầu đến…  “sinh ra người hiền vậy”) vai trò của người hiền tài.

+ Phần 2: (Tiếp theo đến … “vì mưu lợi mà phải bán rao”) cách ứng xử của người hiền tài và chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước.

+ Phần 3: Còn lại: đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

Nội dung: Là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Đối tượng của bài chiếu chính là những sĩ phu Bắc Hà còn sống ẩn dật hoặc tỏ thái độ bất hợp tác với triều đại mới.

- Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là:

+ Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.

+ Sau đó, tác giả nêu ra cách ứng xử của bậc hiện tại khi Tây Sơn ra Bắc Hà tiêu diệt họ Trịnh. Đó là cách ứng xử không đúng với lẽ phải.

+ Phần cuối cùng tác giả nêu lên thái độ trọng nhân tài của Quang Trung.

- Bài chiếu đã thể hiện được những tâm tư, tình cảm chân thành của người viết, có sức thuyết phục và lay động người nghe.

Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

+ Tư tưởng của vua Quang Trung: có chủ trương đúng đắn, tư tưởng tiến bộ, trọng người tài

+ Tình cảm: Một lòng lo cho dân, cho nước, quý trọng người tài giỏi.

+ Lời kêu gọi chân thành những người có đức có tài hay ra phụng sự đất nước và hưởng phúc lâu dài.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “ Chiếu cầu hiền”:

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) hiệu là Hi Doãn, sinh trưởng trong một dòng họ nổi tiếng về khoa hoạn

- Quê quán: Tả Thanh Oai (Hà Đông), nay thuộc Thanh Trì (Hà Nội)

Soạn bài Chiếu cầu hiền hay, ngắn gọn (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

- Ngô Thì Nhậm để lại một số lượng lớn các tác phẩm gồm nhiều thể loại phong phú.

- Tác phẩm tiêu biểu: Chiếu cầu hiền…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Ngô Thì Nhậm thay vua Quang Trung viết nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các tri thức của triều đại cũ (Lê - Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.

2. Thể loại: thể chiếu

3. Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): Khẳng định sứ mệnh của người hiền tài.

- Phần 2 (tiếp theo đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao”): Hoàn cảnh của đất nước và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.

- Phần 3 (đoạn còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

4. Tóm tắt

Bài chiếu được viết nhằm để ban bố đến toàn dân thiên hạ về sự thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn và mong muốn của nhà vua cầu hiền tài để cùng vua xây dựng đất nước. Ngô Thì Nhậm đã thay vua Quang Trung viết bài cáo này để ban bố khắp thiên hạ.

Soạn bài Chiếu cầu hiền hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

“Chiếu cầu hiền” là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn trong công cuộc chiêu mộ người tài xây dựng đất nước hưng thịnh.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Là một áng văn nghị luận mẫu mực bởi lập luận chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục, lời lẽ khiêm nhường, chân thành

- Sử dụng điển cố, hình ảnh ẩn dụ

- Từ ngữ giàu sức gợi

Bài giảng Ngữ văn 11 Chiếu cầu hiền

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Xin lập khoa luật

Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Trả bài tập làm văn số 2 – Nghị luận văn học

Thao tác lập luận so sánh

1 1,549 21/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: