Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 754 lượt xem
Tải về


Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “Ôn tập văn học trung đại Việt Nam” ngắn gọn:

I. Nội dung

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Nội dung yêu nước trong văn học từ XVIII đến hết XIX:

- Đề ra những chủ trương, cải cách để xây dựng đất nước.

- Yêu mến cảnh sắc của quê hương đất nước.

- Yêu nước lấy thương dân, từ bi làm gốc.

- Lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc

- Chiến đấu, hi sinh để bảo vệ đất nước, nỗi căm tức trước kẻ thù xâm lược.

- Đau đáu, trăn trở trước sự nhố nhăng, ô hợp, đánh mất đi những giá trị truyền thống.

+ Phân tích biểu hiện:

- Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh): Ca ngợi cảnh đẹp quê hương.

- Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu): Sự oán giận, căm thù kẻ xâm lược.

- Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ): tác giả đề ra những cải cách, thay đổi để thiết lập một xã hội nghiêm minh, công bằng, chí công vô tư.

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Chủ nghĩa nhân đạo giai đoạn từ TK XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện một trào lưu nhân đạo nhiều tác giả đề cập đến tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm của mình: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương ...

- Cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn này cũng có những biểu hiện mới :

+ Văn học hướng vào quyền sống của con người.

+ Khẳng định quyền sống của con người.

- Truyện Kiều (Nguyễn Du): Đòi quyền sống cho những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đòi công bằng cho những số phận tài hoa bạc mệnh.

- Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm của Đoàn Thị Điểm): Khát khao hạnh phúc của người phụ nữ, lên án chiến tranh phong kiến.

- Thơ Hồ Xuân Hương: bày tỏ khao khát hạnh phúc vẹn tròn của con người.

- Trích đoạn Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu): đòi lẽ công bằng cho những người tốt.

- Thương vợ (Trần Tế Xương): Sự bất lực của kẻ tài giỏi, nỗi niềm và mong muốn cho gia đình cuộc sống ấm.

- Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến): tiếng lòng dành cho người bạn tri kỉ, khẳng định tình cảm, lòng nhân giữa con người với con người.

Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh:

+ Bức tranh cuộc sống xa hoa, giàu có trong phủ Chúa.

+ Bản chất của cuộc sống xa hoa nơi đây.

+ Chế độ phong kiến suy tàn.

Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

+ Giá trị nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

- Chủ nghĩa yêu nước: thương dân, nhân nghĩa.

- Nội dung giáo huấn: về lẽ ghét thương ở đời, về những phẩm chất đạo đức, đạo lí sống.

+ Giá trị nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

- Mang đậm màu sắc Nam Bộ (từ ngữ địa phương, hình ảnh gần gũi,…)

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hình tượng người nông dân nghĩa sĩ.

+ Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ hiện lên cao cả, lớn lao, đẹp đẽ như những bậc trượng phu, anh hùng hảo hán, là tượng đài bi tráng, bất tử về lòng yêu nước.

II. Phương pháp.

Câu 1 (trang 77 SGK Ngữ văn 11 Tập 1):

Bảng thống kê tác giả, tác phẩm:

STT

Tên tác giả

Tên tác phẩm

Những điểm cơ bản về Nội dung và Nghệ thuật

1

Lê Hữu Trác

Vào phủ chúa Trịnh

ND: Cuộc sống xa hoa nơi phủ Chúa và góc nhìn của tác giả.

NT: ngòi bút tự sự kết hợp miêu tả chi tiết, quan sát tỉ mỉ, trung thực.

2

Hồ Xuân Hương

Tự tình (Bài II)

ND: Nỗi cô đơn, tủi hờn, dở dang của người phụ nữ, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt.

NT: Từ ngữ độc đáo kết hợp ngôn ngữ bình dân và bác học, giàu sắc thái biểu cảm.

3

Nguyễn Khuyến

Câu cá mùa thu

ND: Bức tranh mùa thu ở miền quê; tình yêu thiên nhiên và nỗi trăn trở vì vận nước.

NT: Miêu tả tinh tế, gieo vần lạ, thủ pháp lấy động tả tĩnh.

4

Trần Tế Xương

Thương vợ

ND: Hình ảnh đẹp đẽ về bà Tú, tiếng chửi đời chửi mình, lời tự giễu của nhà thơ.

 NT: bút pháp trào lộng, tự trào, từ ngữ giản dị, vận dụng ca dao.

5

Nguyễn Công Trứ

Bài ca ngất ngưởng

ND: Thái độ và suy nghĩ ngất ngưởng của tác giả.

NT: thể thơ hát nói phóng khoáng, tự do, điệp từ.

6

Cao Bá Quát

Bài ca ngắn đi trên bãi cát

ND: Ca thán con đường danh lợi tầm thường, thiếu thực chất.

NT: điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, xây dựng hình tượng thơ độc đáo.

7

Nguyễn Đình Chiểu

Lẽ ghét thương

ND: Tư tưởng của nhà thơ về thương và ghét.

NT: liệt kê kết hợp với điệp từ, sử dụng một loạt điển cố điển tích.

8

Nguyễn Đình Chiểu

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

ND: Vẻ đẹp bi tráng và bất từ của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ; tình cảm xót xa, ngợi ca của tác giả.

NT: thể văn biền ngẫu, ngôn từ đậm sắc thái Nam Bộ, kết hợp giữa bình dân và bác học, giàu cảm xúc.

9

Ngô Thì Nhậm

Chiếu cầu hiền

ND: Thái độ, đường lối cầu hiền; tư tưởng và tấm lòng của vua Quang Trung.

NT: ngòi bút lập luận thuyết phục, sắc bén, giọng điệu vừa mềm mỏng vừa cứng rắn

Câu 2 (trang 77 SGK Ngữ văn 11 Tập 1):

a. Những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo trong tính quy phạm ở bài "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến:

- Thi đề: đề tài mùa thu (Đề tài cổ)

- Thi liệu: Sử dụng hình ảnh thơ quen thuộc thường thấy trong thơ cổ (Trời thu, nước thu, lá thu)

- Bút pháp: Lấy động tả tĩnh

- Thể loại: Thất ngôn bát cú luật Đường

Sự sáng tạo trong tính quy phạm: linh hoạt trong sử dụng hình ảnh: ao thu, ngõ trúc…kết hợp các từ láy gợi cảm và phối màu hài hòa.

b. Một số điển tích, điển cố trong Bài ca ngất ngưởng

Người thái thượng: Ý nói cũng như người thượng cổ, không quan tâm đến truyện được mất

Đông phong: Gió mùa xuân →chuyện khen chê bỏ ngoài tai, trước mọi lời khen chê cứ vui phới phới như đi trong gió màu xuân ấm áp

Trái, Nhac, Hàn, Phú: Những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách trong sử sách T.Quốc

=> Ngôn ngữ giàu hình tượng và biểu cảm.

c. Bút pháp tượng trưng được thể hiện trong Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát:

- Hình ảnh bãi cát dài, hình ảnh đường cùng, tượng trưng cho cuộc sống đầy khó khăn gian khổ mà lắm chông gai

d. Một số tác phẩm có tên gắn với tên thể loại: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chiếu cầu hiền, Bình Ngô đại cáo, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Hoàng lê nhất thống chí, Thượng kinh kí sự,…

- Đặc điểm hình thức nghệ thuật thơ Đường luật: niêm luật chặt chẽ, đăng đối cân xứng.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Ôn tập văn học trung đại Việt Nam”:

1. Cảm hứng yêu nước là cảm hứng xuyên suốt văn học trung đại Việt Nam vẫn còn những điểm cũ như:

- Lòng căm thù giặc sâu sắc cùng bọn bè lũ tay sai: “Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc”, “chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu.

- Sự hi sinh mất mát trong chiến tranh “văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

- Ca ngợi thiên nhiên đất nước “câu cá mùa thu”, “bài ca phong cảnh hương sơn”.

Điểm mới:

- Đề cao vai trò của người tri thức: “Chiếu cầu hiền”.

- Đề cao vai trò của pháp luật trong việc xây dựng một đất nước ổn định lâu dài: “Xin lập khoa luật”.

- Tìm hướng đi cho cuộc đời bế tắc: “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”.

2. Văn học đầu thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu chủ nghĩa nhân đạo:

Nội dung:

- Các sáng tác giai đoạn này chủ yếu là văn học chữ Nôm, nội dung đều nhằm hướng đến tố cáo phê phán xã hội đen tối cùng những quyền sống của con người.

- Các tác giả bắt đầu nhận thức được quyền sống của con người mong con người có thể có được quyền sống của mình.

Biểu hiện:

- Đề cao truyền thống đạo lí.

- Khẳng định quyền sống của mỗi con người.

Bài giảng Ngữ văn 11 Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Trả bài tập làm văn số 2 – Nghị luận văn học (4293)

Thao tác lập luận so sánh

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 (4298)

Viết bài tập làm văn số 3 : Nghị luận văn học

Hai đứa trẻ

1 754 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: