Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 859 21/02/2022
Tải về


Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng” ngắn gọn:

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

a. Từ “lá” dùng theo nghĩa gốc, chỉ một bộ phận của cây, thường dẹt, mọc ra từ cành, thực hiện chức năng quang hợp.

b. - Lá gan, lá phổi, lá lách: nghĩa chuyển, chỉ những bộ phận cơ thể người có hình dạng giống chiếc lá, thực hiện một số chức năng nhất định của cơ thể.

- Lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài: nghĩa chuyển, chỉ những sự vật mỏng, dẹt.

- Lá cờ, lá buồm: nghĩa chuyển, chỉ sự vật mỏng, được treo gắn vào một vật khác (thường là cột).

- Lá cót, lá chiếu, lá thuyền: nghĩa chuyển, chỉ những vật mỏng, được làm từ tre, nứa.

- Lá tôn, lá đồng, lá vàng,…: nghĩa chuyển, chỉ những sự vật đã được cán mỏng, dẹt từ kim loại.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

+ Đầu: Đầu hắn rất toan tính.

+ Óc: Bộ óc siêu trí tuệ

+ Chân: Mai được một chân vào công ty truyền thông.

+ Miệng: Cái miệng nhiều lời, vô duyên này luôn khiến người khác khó chịu.

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Chua, ngọt:

Ví dụ:

Em ơi chua ngọt đã từng

Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.

- Ngọt: Anh ấy có chất giọng rất ngọt ngào

- Bùi: Nghe nó giải thích tôi cũng bùi tai.

- Cay đắng: Nỗi cay đắng khi mất đi người thân yêu nhất.

Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Từ đồng nghĩa với từ cậy là từ nhờ, giúp… các từ này đều có sự giống nhau về nghĩa. Nhưng từ cậy khác từ nhờ, giúp ở nét nghĩa: dùng từ cậy thể hiện được niềm tin và hiệu quả giúp đỡ từ người khác.

- Từ đồng nghĩa với từ chịu là từ nhận, nghe…. Các từ này đều mang nghĩa chung đó là sự đồng ý, sự chấp nhận với người khác.

- Tác giả không dùng các từ đồng nghĩa bởi nó không mang sắc thái biểu đạt cao, không thể hiện được sự tha thiết, khẩn khoản trong lời nói của Kiều.

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Chọn từ ngữ thích hợp để dùng vào vị trí:

a. Canh cánh

b. Liên can

c. Bạn

Giải thích:

- Từ canh cánh: khắc hoạ rõ nét tâm trạng day dứt triền miên, nhớ nhung trong tâm hồn Bác

- Bầu bạn có nghĩa khái quát

- Bạn hữu:  nghĩa cụ thể, bạn thân thiết không phù hợp để nói về mối quan hệ giữa các quốc gia

- Bạn bè: nghĩa khái quát, sắc thái thân mật.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng”:

1.  Nghĩa gốc là nghĩa có đầu tiên.

2. Nghĩa chuyển là nghĩa được dùng khác đi từ nghĩa gốc trong một ngữ cảnh nào đó và nhằm một mục đích biểu đạt nào đó nhưng vẫn có mối liên hệ nhất định với nghĩa gốc.

3. Tính nhiều nghĩa của từ là kết quả của quá trình chuyển nghĩa, với phương thức cơ bản là ẩn dụ (có quan hệ tương đồng) và hoán dụ (có quan hệ tương cận)

4. Từ nhiều nghĩa có nét giống với từ đồng âm. Từ nhiều nghĩa thì các nghĩa có mối liên hệ với nhau tạo nên một hệ thống, còn từ đồng âm thì nghĩa của các từ không có mối liên hệ nào

5. Từ đồng nghĩa tuy là các từ khác nhau, có hình thức âm thanh khác nhau, nhưng nghĩa cơ bản giống nhau, chỉ khác biệt về phạm vi sử dụng hoặc khác biệt về sắc thái biểu cảm tu từ.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Trả bài tập làm văn số 2 – Nghị luận văn học

Thao tác lập luận so sánh

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945

Viết bài tập làm văn số 3 : Nghị luận văn học

1 859 21/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: