Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Lưu biệt khi xuất dương Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Lưu biệt khi xuất dương để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 4,135 22/02/2022
Tải về


Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương - Ngữ văn 11

A. Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 5 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Bối cảnh ra đời bài thơ:

- Bối cảnh trong nước:

 + Từ cuối thế kỷ XIX, đất nước hoàn toàn rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp.

 + Phong trào Cần Vương và nhiều cuộc khởi nghĩa thất bại.

 + Hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu và vô dụng trước hoàn cảnh đất nước.

- Ảnh hưởng từ nước ngoài: Con đường dân chủ tư sản tràn vào nước ta.

Câu 2 (trang 5 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

- Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ: Đó là một quan niệm của các nhà nho thời phong kiến cho rằng làm trai đứng giữa trời đất phải làm được việc lớn, phải hiên ngang, lừng lẫy. 

-  Yêu nước là phải cứu nước.

Câu 3 (trang 5 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Hai câu thơ 6 và 8 trong bản dịch thơ so với nguyên tác có chút khác biệt:

- Câu 6: Nêu được sự phủ định của Phan Bội Châu với Nho học chứ chưa làm nổi bật lên khí phách ngang tàng, dứt khoát của tác giả.

- Câu 8: Câu thơ dịch gợi không khí êm đềm, không toát lên tính chất sử thi hoành tráng, khung cảnh tráng lệ khi vũ trụ tiếp sức, chắp cánh cho con người vút bay tới chân trời của mơ ước, của lý tưởng

Câu 4 (trang 5 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ:

- Tư tưởng mới mẻ, táo bạo, mang tính tiên phong cho thời đại.

- Giọng thơ tâm huyết, sôi sục, hào hùng.

- Tư thế con người kỳ vĩ, hoành tráng gắn với lý tưởng cao cả.

Phần luyện tập

Câu hỏi (trang 5 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Ở hai câu này, chúng ta thấy con đại bàng ấy đang tung đôi cánh mênh mông của mình bay thẳng ra trùng dương, đối mặt với hết thảy những giông tố, bão bùng.  Như vậy, làm trang nam nhi không phải là bằng mọi cách để lưu danh sử sách, khẳng định cá nhân. Mà cá nhân ấy phải làm nên việc phi thường, ấy là việc kinh bang tế thế, cứu dân cứu nước.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Lưu biệt khi xuất dương:

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Tên tác giả Phan Bội Châu (1867 - 1940)

- Quê quán: Đan Nhiễm – Nam Đàn – Nghệ An.

 - Là một người yêu nước và cách mạng “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”.

Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật: Phan Bội Châu đã nắm lấy văn chương và coi đó là một thứ vũ khí đắc lực để phục vụ cho hoạt động cách mạng.

- Tác phẩm tiêu biểu: Sào Nam thi tập, Văn tế Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu niên biểu...

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: Bài thơ được viết năm 1905, trước khi Phan Bội Châu chia tay các đồng chí để sang Nhật tìm đường cứu nước.

2. Thể loại: Thất ngôn bát cú

3. Bố cục: Kết cấu gồm 4 phần theo: Đề - Thực - Luận - Kết:

- Phần 1. Hai câu đề: Quan niệm của nhà thơ về chí làm trai.

- Phần 2. Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm của nhà thơ trước cuộc đời.

- Phần 3. Hai câu luận: Thái độ trước tình cảnh của đất nước.

- Phần 4. Hai câu kết: Khát vọng của nhà thơ trước khi lên đường.

Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

- Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ và táo bạo.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Giọng thơ tâm huyết, hình ảnh giàu sức gợi…

Bài giảng Ngữ văn 11 Lưu biệt khi xuất dương

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Nghĩa của câu

Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

Hầu trời

Nghĩa của câu (tiếp theo)

Vội vàng

1 4,135 22/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: