Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Thực hành về thành ngữ, điển cố để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 1,663 21/02/2022
Tải về


Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “Thực hành về thành ngữ, điển cố” ngắn gọn:

Câu hỏi 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Thành ngữ trong đoạn thơ: “một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa.”

- Cấu tạo: ngắn gọn, súc tích, hai vế tương xứng hoặc tăng tiến về cấp độ.

- Đặc điểm: biểu đạt ý nghĩa một cách cô đọng, ngắn gọn, thể hiện sự vất vả, cực nhọc của bà Tú.

Câu hỏi 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- “Đầu trâu mặt ngựa”: biểu hiện được tính chất hung hãn, dã man của bọn vô lại.

- “Chim lồng cá chậu”: cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do, mặc dù vẻ ngoài của cuộc sống tỏ ra hào nhoáng, hoa mĩ.

- “Đội trời đạp đất”: chỉ sự gò bó, ràng buộc, không có được sự tự do.

Câu hỏi 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Điển cố là những chuyện, sự tích xưa thường lấy trong sử sách Trung Quốc mang ý nghĩa.

- “Giường kia”: Trần Phồn có bạn là Tử Trĩ. Phồn Quý bạn đến mức dành riêng cho bạn một chiếc giường, khi bạn đến chơi thì hạ xuống, lúc về thì lại treo giường lên.

- “Đàn kia”: Bá Nha là người đàn giỏi, còn Chung Tử Kì chỉ cần nghe tiếng đàn của Bá Nha. Sau khi Tử Kì chết, Bá Nhá đã treo đàn không gảy nữa vì cho rằng không còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình.

 - Mượn hai điển cố này, Nguyễn Khuyến đều dùng để nói đến tình bạn thân thiết giữa mình và Dương Khuê. Bạn mất, chẳng còn ai hiểu được lòng mình.

Câu hỏi 4 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- “Ba thu”: ý nói đến khoảng thời gian dài, điển cố này muốn diễn tả Kim Trọng đã tương tư Thúy Kiều thì một ngày không thấy mặt mà có cảm giác lâu như ba năm.

- “Chín chữ” ở đây là nói về công lao cha mẹ vất vả nhiều bề, gồm: sinh: đẻ; cúc: nâng đỡ; phủ: vuốt ve; súc: cho bú, cho ăn, trưởng: nuôi cho lớn; dục: dạy dỗ; cố: trông nom, đoái hoài; phục: theo dõi tình hình mà uốn nắn; phúc (phú): che chở.

- “Liễu Chương Đài”: điển cố gợi chuyện xa xưa của người đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ con với câu thơ.

- “Mắt xanh”: Điển cố này ý nói đến cách nhìn nhận của Từ Hải về Thúy Kiều, dù sống trong cảnh lầu xanh nhơ bẩn nhưng nàng chưa từng quý ai.

Câu hỏi 5 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

a. Này các cậu, đừng có cho mình là người cũ mà bắt nạt người mới tới. Cậu ấy vừa mới đến, còn lạ lẫm, mình phải tìm cách giúp đỡ chữ.

b. Họ không đi tham quan, không đi thực tế theo kiểu đại khái, qua loa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường.

Câu hỏi 6 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Chị ấy đã sinh con ngày hôm qua được mẹ tròn con vuông.

- Con hãy làm theo lời khuyên của mẹ đi, trứng mà đòi khôn hơn vịt à.

- Nhờ chăm chỉ học tập, nấu sử sôi kinh suốt 12 năm trời mà Hoa đã đỗ trường đại học danh tiếng.

- Mẹ con Cám là những người lòng lang dạ thú, luôn tìm cách hãm hại Tấm.

Câu hỏi 7 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Những gã Sở Khanh như hắn chuyên lừa gạt những người phụ nữ thật thà.

- Với sức trai Phù Đổng, anh ấy được dân làng mến mộ.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Thực hành về thành ngữ, điển cố”:

- Củng cố và nâng cao những kiến thức về thành ngữ, điển cố.

- Biết lĩnh hội và sử dụng đúng thành ngữ, điển cổ.

- Phân tích được giá trị biểu hiện của những thành ngữ, điển cố thông dụng.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Chiếu cầu hiền

Xin lập khoa luật

Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Trả bài tập làm văn số 2 – Nghị luận văn học

1 1,663 21/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: