Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2: Tác phẩm hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2: Tác phẩm Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2: Tác phẩm để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 885 lượt xem
Tải về


Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2: Tác phẩm - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2: Tác phẩm” ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Phần 1 (Lung khởi): Từ “Hỡi ôi…” đến “tiếng vang như mõ”: Khái quát bối cảnh lịch sử và đề cao ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ nông dân.

- Phần 2 (Thích thực): Từ phần tiếp theo đến “...tàu đồng súng nổ”. Miêu tả hình ảnh của người nông dân và hành trình trở thành người nghĩa sĩ.

- Phần 3 (Ai vãn): Từ phần tiếp theo đến “... cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”: Niềm đau xót, tiếc thương và sự tự hào đối với những người lính Cần Giuộc anh hùng.

- Phần 4 (Kết): Phần còn lại là những dòng viết ca ngợi sự bất tử của những nghĩa sĩ nông dân.

Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ:

+ Trong cuộc sống bình thường: cui cút làm ăn với đồng ruộng.

=>  Cuộc sống nghèo khó, vất vả lao động, chất phác, chăm chỉ.

+ Khi có giặc ngoại xâm: dũng cảm chiến đấu

=> Hình ảnh đẹp đẽ, lớn lao, cao cả.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Nhân vật được khắc họa trên hai bình diện đối lập, trái ngược nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho việc xây dựng nhân vật.

+ Từ ngữ rất đỗi chân thực, mộc mạc nhưng đậm đà màu sắc Nam Bộ.

+ Bút pháp trữ tình kết hợp nhuần nhuyễn với tự sự, đậm đặc các yếu tố miêu tả.

Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ: nỗi đau đất nước bị xâm lăng, nỗi xót xa cho sự hi sinh của những người nghĩa sĩ.

- Tiếng khóc này không hề bi lụy bởi nó chứa đựng niềm kính trọng, biết ơn, tự hào về công đức, về lòng yêu nước của những người đã khuất.

Câu 4 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Nỗi niềm sâu nặng, tình cảm chân thành mà Nguyễn Đình Chiểu dành cho những người lính áo vải. Có những câu nghe sao nhói đau, chạm tới tận tâm can.

- Sức gợi cảm của bài văn tế chủ yếu do những yếu tố biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả.

- Giọng điệu trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu lại rất đa dạng, nhất là những câu văn mang sắc thái bi thiết khi thể hiện hình ảnh bi tráng của người nông dân.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Luyện tập đọc văn tế.

Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Những câu trong bài văn thể hiện triết lí chết vinh còn hơn sống nhục:

+ Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc.

+ Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì.

+ Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh, hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.

=> Chết vì lý tưởng dân tộc, vì theo lời tổ tiên bảo vệ quê hương là cái chết vinh quang. Ngược lại, sống mà luồn cúi dưới ách kẻ thù, bán nước cho giặc thì sống không bằng chết.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2: Tác phẩm”:

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Tên tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1882-1888), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Ứng Trai

- Quê quán: làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

- Ông tài năng, nhưng do những năm 50 ông bị mù vì vậy ông đã về quê dạy học ở Gia Định

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2: Tác phẩm hay, ngắn gọn (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

- Quan điểm "văn dĩ tải đạo"

- Tác phẩm tiêu biểu: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: đêm 16 – 12 – 1861, 20 nghĩa quân đã hi sinh trong trận chiến tấn công đồn Cần giuộc.

2. Thể loại: Văn tế.

3. Bố cục:

Phần 1(từ đầu đến “tiếng vang như mõ”) – phần Lung khởi: Khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Phần 2 (từ “Nhớ linh xưa” đến “tàu đồng súng nổ”) – phần Thích thực: Kể lại cuộc đời, công đức của những người nghĩa sĩ.

Phần 3 (từ “Ôi!” đến “cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”) – phần Ai vãn: Lời thương tiếc trước sự ra đi của người đã khuất. (ảnh liên quan đến văn bản).

4. Tóm tắt:

Tác phẩm là một bài văn tế, được viết để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc. Tác phẩm kể lại công chiến đấu, sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ và bày tỏ nỗi đau thương, mất mát, lòng kính trọng, biết ơn của người ở lại đối với người đã khuất.

5. Giá trị nội dung: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử bi thương nhưng vĩ đại, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc.

6. Giá trị nghệ thuật: Bài văn là thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và chất hiện thực, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động. 

Bài giảng Ngữ văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2: Tác phẩm

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Thực hành về thành ngữ, điển cố

Chiếu cầu hiền

Xin lập khoa luật

Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

1 885 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: