Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 643 21/02/2022
Tải về


Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)” ngắn gọn:

Luyện tập

Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Từ “nách” trong câu thơ của Nguyễn Du là để chỉ vị trí tiếp giáp giữa hai bức tường của hai nhà gần nhau, tăng sức gợi hình và người đọc có thể hình dung khoảng cách giữa hai nhà chỉ gần trong gang tấc.

-  Nếu thay thế từ nách bằng từ vách hay tường thì câu thơ sẽ mất đi giá trị, mất đi cái hay của nó. Từ “nách” trong câu thơ được sử dụng với nghĩa chuyển theo cách ẩn dụ.

Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Từ “xuân” trong “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”: chỉ thời gian chảy trôi, vừa chỉ tuổi xuân của người phụ nữ.

- Từ “xuân” trong “Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay”: chỉ người con gái đẹp, cụ thể là Thúy Kiều.

- Từ “xuân” trong “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”: xuân biểu tượng cho những câu chuyện đẹp giữa bạn bè tri kỉ.

- Từ “xuân” trong “Mùa xuân là Tết trồng cây”: chỉ mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm. Từ “xuân” trong “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”: xuân chỉ sức sống, sự phát triển mạnh mẽ.

Câu 3 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Từ “mặt trời” trong câu thơ của Huy Cận được so sánh với “hòn lửa” tạo ấn tượng đặc biệt về sự rực đỏ, ấm nóng.

- Từ “mặt trời” trong câu thơ của Tố Hữu: mặt trời ẩn dụ cho những lý tưởng cao đẹp của Cách mạng, của Đảng.

- Từ “mặt trời” trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: vừa chỉ mặt trời thực, vừa chỉ em bé, hai từ mặt trời tạo nên so sánh liên tưởng: em bé chính là nguồn sống, là động lực của người mẹ trong lao động sản xuất.

Câu 4 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

a. Từ mới là “mọn mằn”: được tạo nên dựa trên từ bé mọn, nhỏ mọn, theo phương thức tạo từ láy.

b. Từ mới là “giỏi giắn”: được tạo nên dựa trên từ giỏi, giỏi giang, theo phương thức tạo từ láy.

c. Từ mới là “ca-mê-ra”: được tạo nên dựa trên từ camera, theo phương thức mượn từ gốc Latin.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)”:

III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

- Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân

- Trong lời nói cá nhân vừa có phần biết hiện của ngôn ngữ chung vừa có những nét tiêng, cá nhân có thể sáng tạo góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.

- Khi nghe, đọc, cá nhân cần tiếp nhận, tìm hiểu, lĩnh hội nội dung và mục đích giao tiếp trong lời nói của người khác, cá nhân cần dựa trên cơ sở những yếu tố chung, quy tắc và phương thức chung thuộc ngôn ngữ của cộng đồng xã hội.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Bài ca ngất ngưởng

Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Lẽ ghét thương

Chạy giặc

1 643 21/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: