Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 540 lượt xem
Tải về


Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học - Ngữ văn 11

Đề 1 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Người xưa có câu “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”. Bày tỏ ý kiến của anh/chị về quan niệm trên.

* Dàn ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu câu nói của người xưa: “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”.

- Nêu suy nghĩ của bản thân: đây là quan niệm sai lầm của các nhà Nho bảo thủ trong chế độ phong kiến ngày xưa đối với nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều (chủ yếu là Thúy Kiều) và Truyện Kiều của Nguyễn Du.

2. Thân bài

* Giải thích câu nói

- Câu nói đầy đủ là:

Đàn ông chớ kể Phan Trần

Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều.

- Ý người xưa muốn gửi gắm qua câu trên là khuyên đàn bà, con gái không nên đọc (chớ kể) Truyện Kiều và không được bắt chước Thúy Kiều vì cho rằng nàng là một người con gái hư hỏng, dám vượt qua lễ giáo phong kiến.

* Ý kiến của bản thân trước câu nói này.

- Đây là một quan niệm sai lầm, bảo thủ, chỉ nhìn nhận và đánh giá Thúy Kiều một cách phiến diện. - Thúy Kiều là người con gái đáng thương và đáng trân trọng.

+Trong tình yêu: Nàng đã mạnh dạn vượt qua rào cản vô hình nhưng khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến để chủ động tìm đến với tình yêu tự do, với người mình yêu. Đối với người yêu, nàng tỏ ra đoan trang, đúng mực. 

+ Trong quan hệ với cha mẹ: Nàng là một người con hiếu thảo, dám hi sinh tình yêu để giữ trọn đạo hiếu.

+ Trong nghịch cảnh: Nàng luôn tìm cách thoát khỏi cuộc sống tủi nhục chốn lầu xanh, nhưng mỗi lần vươn lên là mỗi lần nàng bị nhấn xuống sâu hơn.

+ Kết thúc quãng đời mười năm lăm chìm nổi, Thúy Kiều đoàn tụ với gia đình, với Kim Trọng. Vì tôn trọng mối tình đầu trong sáng, tôn trọng người yêu cũ nên nàng đã: Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ (Tức là đổi tình yêu thành tình bạn tri âm, tri kỉ).

+ Như vậy, Thúy Kiều là con người đáng thương và đáng trân trọng chứ không đáng ghét, đáng khinh.

+ Truyện Kiều là một kiệt tác của dân tộc với những giá trị lớn lao và sâu sắc nên chúng ta cần có một thái độ đánh giá khách quan và đúng đắn. 

- Đọc Truyện Kiều chúng ta thấy được sự tàn bạo của chế độ phong kiến đối với con người, nhất là phụ nữ.

- Truyện Kiều còn là đỉnh cao nghệ thuật thơ ca trên nhiều phương diện: ngôn ngữ, xây dựng tính cách, phân tích tâm lí nhân vật, tả cảnh, tả người…

3. Kết bài

- Khẳng định câu nói trên quan điểm sai lầm của một số nhà Nho thủ cựu bênh vực lễ giáo phong kiến, phủ nhận Thúy Kiều và Truyện Kiều.

- Chúng ta nên đọc Truyện Kiều để hiểu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm, về tài năng hiếm có của tác giả; đồng thời thấy được phẩm chất đáng quý của Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn – nạn nhân của xã hội phong kiến xấu xa, tàn bạo.

Đề 2 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Cảm nhận của anh (chị) về hiện tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

* Dàn ý:

1. Mở bài:

- Giới thiệu hình tượng những con người đau khổ trong văn học

- Chí phèo là hiện thân đầy đủ nhất cho nỗi cùng cực, bất hạnh của kiếp người.

2. Thân bài:

-  Chí Phèo bản chất là người nông dân lương thiện.

+ Là con người lương thiện, làm ăn chân chính…

+ Thường ước mơ giản dị về cuộc sống gia đình…

+ Có lòng tự trọng, có ý thức về nhân phẩm…

+ Khi gặp Thị Nở, sự lương thiện một lần nữa quay lại:

+ Muốn được hòa nhập với xã hội…

- Chí Phèo là một người cô độc

+ Cô độc ngay từ khi sinh ra: không cha, không mẹ, không nhà cửa…

+ Từ ngay xuất hiện đã khiến người đọc cảm thấy khó chịu.

+ Khi ốm cũng bị cô độc khi không có ai bên cạnh, anh ta sợ cô độc.

- Chí Phèo là một người nông dân phải chịu số phận với nhiều bi kịch.

+ Bi kịch bị tha hóa: Bị đẩy vào tù rồi sau khi ra tù…

+ Bi lịch bị cự tuyệt quyền làm người…

3. Kết bài:

- Nét tiêu biểu nghệ thuật xây dựng nhân vật Chí Phèo.

- Khẳng định hình tượng nhân vật và tác phẩm cùng tên luôn sống mãi trong lòng độc giả.

Đề 3 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

* Dàn ý:

1. Mở bài:

- Giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả và tác phẩm Chữ người tử tù.

- Khẳng định nhân vật Huấn Cao và quản ngục là hai nhân vật trung tâm của tác phẩm.

2. Thân bài:

- Thái độ của Huấn Cao khi chưa biết quản ngục là “thanh âm trong trẻo”.

+ Thái độ khi lần đầu tiếp xúc với quản ngục

+ Thái độ trong đối với quản ngục những ngày biệt giam

- Thái độ của Huấn Cao thay đổi khi nhận ra quản ngục chính là “thanh âm trong trẻo”.

+ Huấn Cao nhận lời cho chữ.

+ Cảnh cho chữ diễn ra thể hiện thái dộ trên quý tấm lòng trong thiên hạ của Huấn Cao dành cho quản ngục.

+ Lời khuyên của quản ngục: “Ở đây lẫn lộn…”

- Đánh giá Huấn Cao: là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.

3. Kết bài: Khẳng định thái độ của Huấn Cao đối với quản ngục…

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Hầu trời

Nghĩa của câu (tiếp theo)

Vội vàng

Thao tác lập luận bác bỏ

Tràng giang

1 540 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: