Soạn bài Hầu trời hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Hầu trời Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Hầu trời để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 3,345 22/02/2022
Tải về


Soạn bài Hầu trời - Ngữ văn 11

A. Soạn bài Hầu trời ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Khổ thơ đầu:

- Nhấn mạnh cảm giác chân thật, sảng khoái, thích thú, vui sướng: "Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!/ Thật được lên tiên – sướng lạ lùng".

- Cách vào đề gây được mối nghi vấn để gợi trí tò mò ở người đọc, tạo sự hấp dẫn, muốn được nghe câu chuyện được kể sẽ diễn ra như thế nào.

Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

- Tác giả đã kể lại câu chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên trong sự hào hứng, có phần tự đắc.

- Cảm nhận về cá tính,niềm khao khát chân thành của thi sĩ qua đoạn thơ:

+ Một con người có cá tính rất “ngông”: ở cõi trần thân phận nhà văn bị khinh bị, xem thường, văn chương “rẻ như bèo”, Tản Đà tìm đến tận Trời để khẳng định tài năng của mình. 

+  Một con người có ý thức về cá nhân rất cao, dám tự mình khen mình .

Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thi sĩ Tản Đà kể cho Trời nghe về tình cảm khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ

Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Những cái mới và hay về nghệ thuật của bài thơ:

- Thể thơ: thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.

- Ngôn từ: hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.

- Cách biểu hiện cảm xúc: tự do, phóng túng.

- Dưới ngòi bút của tác giả, Trời và Chư tiên không có một chút gì đạo mạo, ngược lại các đấng siêu nhiên đó cũng có cách bộc lộ cảm xúc rất ngộ nghĩnh, bình dân

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

- Câu thơ hay trong bài gây ấn tượng: “Con không nói Trời đã biết/ Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết/ Thôi con cứ về mà làm ăn/ Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!”

- Đây cũng chính là ước nguyện của tác giả Tản Đà, được thấu hiểu, cảm thông. Lòng khi đã thông tường, mọi chuyện sương gió không còn ngại ngùng.

Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Cái “Ngông” của thi sĩ Tản đà trong bài thơ được biểu hiện qua:

- Nhà thơ ý thức sâu sắc về tài tài năng của mình: tự cho mình văn hay đến mức trời và chư tiên cũng phải tán thưởng...

- Xem mình là một trích tiên bị đày xuống vì tội ngông.

- Nhận mình là người nhà trời, được sai xuống để thực hiện sứ mệnh cao cả...

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Hầu trời:

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Tản Đà (1889 – 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở Bất Bạt, Sơn Tây (nay thuộc Ba Vì, Hà Tây).

- Xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến nhưng lại sống theo lối sống của tầng lớp tư sản thành thị.

Soạn bài Hầu trời hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Thơ văn Tản Đà thể hiện một cái tôi bay bổng, lãng mạn, thoát li rất tài hoa nhưng cũng rất ngông nghênh, ngạo nghễ.

- Tác phẩm tiêu biểu: Khối tình con I, II (1916,1918), Còn chơi (1921), Thơ Tản Đà (1925), Giấc mộng lớn (1928)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: Bài thơ “Hầu trời” in trong tập “Còn chơi” xuất bản năm 1921.

2. Thể loại: thơ

3. Bố cục: Hầu trời có thể chia làm 3 phần như sau:

- Phần 1 (khổ thơ đầu): giới thiệu về câu chuyện lên hầu trời.

- Phần 2 (tiếp... chợ Trời): thi nhân ngâm thơ cho Trời và chư tiên trên thiên đình nghe.

- Phần 3 (còn lại): Cuộc trò chuyện của thi nhân với trời.

Soạn bài Hầu trời hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

Bài thơ thể hiện cái tôi ngông của tác giả cũng như nỗi ngậm ngùi cho cảnh ngộ bản thân nói riêng và văn nghệ sĩ đương thời nói chung.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do

- Giọng điệu thoải mái tự nhiên

- Ngôn từ bình dân

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Nghĩa của câu (tiếp theo)

Vội vàng

Thao tác lập luận bác bỏ

Tràng giang

Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

1 3,345 22/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: