TOP 40 câu Trắc nghiệm Vội vàng (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Vội vàng có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 7226 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài: Vội vàng

Bài giảng Ngữ văn 11 Bài: Vội vàng

Câu 1: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng được nhà thơ Xuân Diệu gợi lên đã có được vẻ đẹp nào?

A. Vẻ đẹp vừa gần gũi, thân quen, vừa mượt mà, đầy sức sống.

B. Vẻ đẹp giản dị, tươi tắn.

C. Vẻ đẹp lộng lẫy, hoành tráng.

D. Vẻ đẹp cổ điển, trang nhã.

Đáp án: A

Câu 2: Cảm nhận dòng chảy của thời gian, điều nhà thơ Xuân Diệu sợ nhất thể hiện trong bài thơ Vội vàng là sự tàn phai của:

A. cuộc đời.

B. tuổi trẻ.

C. tình yêu.

D. mùa xuân.

Đáp án: B

Câu 3: Dấu chấm giữa dòng thơ “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” nhằm diễn tả:

A. Trong niềm vui, tác giả luôn thảng thốt một nỗi buồn lo

B. Tâm trạng vội vàng làm gián đoạn niềm vui sướng.

C. Tâm trạng vội vàng lấn lướt niềm vui sướng

D. Niềm vui của nhà thơ không trọn vẹn

Đáp án: A

Câu 4: Điệp ngữ "này đây" được sử dụng mấy lần ở đầu và ở giữa các dòng thơ trong đoạn từ dòng thứ 5 đến dòng 11 (Vội vàng, Xuân Diệu )?

A. 3 lần.

B. 5 lần.

C. 4 lần.

D. 6 lần.

Đáp án: B

Câu 5: Dòng nào nói không đúng về tác giả Xuân Diệu?

A. Với gần 50 tác phẩm gồm thơ, văn, nghiên cứu phê bình, dịch thuật, ông là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam.

B. Thơ văn ông được xem như một cái gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.

C. Có thơ đăng báo từ 1935, nổi tiếng từ 1937 như một nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới"

D. Cha là một nhà nho quê Hà Tĩnh, quê mẹ ở Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Đáp án: B

Câu 6:

Sau nhan đề bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu có lời đề tặng nhà thơ nào?

A. Lưu Trọng Lư

B. Thế Lữ

C. Huy Cận

D. Vũ Đình Liên

Đáp án: D

Câu 7:

Nhịp điệu gấp gáp trong cuộc chạy đua với thời gian, theo lời giục giã của Xuân Diệu trong đoạn cuối bài thơ “Vội vàng” được tạo ra không phải bằng biện pháp nghệ thuật nào?

A. Câu thơ vắt dòng, cảm xúc chảy tràn từ dòng trên xuống dòng dưới.

B. Các động từ chỉ động tác mạnh hay trạng thái cảm xúc nồng nhiệt.

C. Những cấu trúc đăng đối, hài hòa.

D. Lối trùng điệp cấu trúc và nhịp điệu khẩn trương, hối hả.

Đáp án: C

Câu 8:

Tập thơ đầu tay của Xuân Diệu là gì?

A. Riêng - chung

B. Một khối hồng.

C. Thơ thơ

D. Hai đợt sóng

Đáp án: C

Câu 9:

Điệp ngữ "này đây" được sử dụng mấy lần ở đầu và giữa các dòng thơ trong đoạn từ dòng thứ 5 đến dòng 11 ?

A. 3 lần

B. 4 lần

C. 5 lần

D. 6 lần

Đáp án: C

Câu 10:

Bài thơ “Vội Vàng” của Xuân Diệu được in trong tác phẩm nào của ông?

A. Phấn thông vàng.

B. Gửi hương cho gió.

C. Thơ thơ

D. Trường ca.

Đáp án: C

Câu 11:

Biện pháp tu từ nổi bật trong các câu thơ “Của ong bướm này đây tuần tháng mật / này đây hoa của đồng nội xanh rì / này đây lá của cành tơ phơ phất / của yến anh này đây khúc tình si / và này đây ánh sáng chớp hàng mi” ?

A. Lặp từ                                                            

B. Liệt kê bằng cách lặp từ.

C. Nhân hóa kết hợp lặp từ                                

D. Điệp ngữ kết hợp liệt kê

Đáp án: D

Câu 12:

Câu thơ "Và này đây ánh sáng chớp hàng mi - Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa" trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu cho thấy ánh sáng mùa xuân không phải là thứ ánh sáng mang đặc tính nào?

A. Chói lòa, gay gắt nhất.

B. Trong trẻo nhất.

C. Tươi vui nhất.

D. Êm dịu, chan hòa nhất.

Đáp án: A

Câu 13:

Trong đoạn thơ từ "Mùi tháng năm" đến "Chẳng bao giờ nữa..." (Vội vàng, Xuân Diệu), tác giả đã nhìn vào đâu để thấy những điềm báo nguy cơ tất cả sẽ tàn phai?

A. Nhìn vào cảnh vật.

B. Nhìn vào không gian.

C. Nhìn vào cả ngoại cảnh và tâm hồn.

D. Nhìn vào thời gian.

Đáp án: C

Câu 14:

Trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, "tôi" đã thể hiện ước muốn "tắt nắng, buộc gió", nói một cách giản dị và thực chất, là ước muốn điều gì?

A. Muốn có được sức mạnh, quyền năng của tạo hóa.

B. Muốn vĩnh viễn hóa hương sắc của tuổi trẻ, mùa xuân.

C. Muốn chặn đứng bước đi của thời gian.

D. Muốn có được quyền uy của thượng đế.

Đáp án: C

Câu 15:

Ở phần đầu bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, nhân vật trữ tình xưng "tôi", phần cuối bài thơ lại xưng "ta". Việc thay đổi cách xưng gọi như vậy, chủ yếu nhằm dụng ý gì?

A. Nhân vật trữ tình muốn nhân danh cả một lớp người trẻ trung để có thêm sự tiếp sức.

B. Nhân vật trữ tình muốn tự nâng mình lên một tầm vóc lớn lao hơn để có thể chạy đua với thời gian và ôm riết tất cả.

C. Nhân vật trữ tình muốn nhấn mạnh sự bé nhỏ, hữu hạn của "cái tôi" cá nhân trước thời gian, cuộc đời.

D. Nhân vật trữ tình muốn tạo ra một giọng nói đầy quyền uy trước thời gian, cuộc đời.

Đáp án: B

Câu 16:

Dấu chấm giữa dòng thơ “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” nhằm diễn tả:

A. Trong niềm vui, tác giả luôn thảng thốt một nỗi buồn lo.

B. Tâm trạng vội vàng làm gián đoạn niềm vui sướng.

C. Tâm trạng vội vàng lấn lướt niềm vui sướng.

D. Niềm vui của nhà thơ không trọn vẹn.

Đáp án: A

Câu 17: Hình ảnh "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" (Vội vàng, Xuân Diệu) là một so sánh rất Xuân Diệu. Căn cứ vào đâu là chủ yếu để có thể nói như vậy?

A. Xuân Diệu thường có những liên tưởng, so sánh rất táo bạo.

B. Xuân Diệu nhìn đâu cũng thấy niềm đam mê và hương vị của tình yêu.

C. Xuân Diệu thường lấy vẻ đẹp của con người, sống làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp.

D. Cảnh vật trong thơ Xuân Diệu luôn đầy sắc dục, tình tứ.

Đáp án: C

Câu 18: Trong bài thơ Vội vàng, cảm nhận được dòng chảy của thời gian, Xuân Diệu thiết tha giục giã mọi người hãy yêu mến cuộc sống:

A. Cuộc sống nơi tiên giới                                 

B. Cuộc sống trong mơ ước.

C. Cuộc sống trong văn chương                        

D. Cuộc sống nơi trần thế

Đáp án: D

Câu 19: Ở phần đầu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, nhân vật trữ tình xưng "tôi", phần cuối bài thơ lại xưng "ta". Việc thay đổi cách xưng gọi như vậy, chủ yếu nhằm dụng ý gì?

A. Nhân vật trữ tình muốn nhân danh cả một lớp người trẻ trung để có thêm sự tiếp sức.

B. Nhân vật trữ tình muốn tự nâng mình lên một tầm vóc lớn lao hơn để có thể chạy đua với thời gian và ôm riết tất cả.

C. Nhân vật trữ tình muốn nhấn mạnh sự bé nhỏ, hữu hạn của "cái tôi" cá nhân trước thời gian, cuộc đời.

D. Nhân vật trữ tình muốn tạo ra một giọng nói đầy quyền uy trước thời gian, cuộc đời.

Đáp án: B

Câu 20: Biện pháp tu từ nổi bật trong các câu thơ “Của ong bướm này đây thuần tháng mật / này đây hoa của đồng nội xanh rì / này đây lá của cành tơ phơ phất / của yến anh này đây khúc tình si / và này đây ánh sáng chớp hàng mi” ?

A. Lặp từ

B. Liệt kê bằng cách lặp từ.

C. Nhân hóa kết hợp lặp từ

D. Điệp ngữ kết hợp liệt kê

Đáp án: D

Câu 21: Trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, "tôi" đã thể hiện ước muốn "tắt nắng, buộc gió", nói một cách giản dị và thực chất, là ước muốn điều gì?

A. Muốn có được sức mạnh, quyền năng của tạo hóa.

B. Muốn vĩnh viễn hóa hương sắc của tuổi trẻ, mùa xuân.

C. Muốn chặn đứng bước đi của thời gian.

D. Muốn có được quyền uy của thượng đế.

Đáp án: C

Câu 22: Câu thơ "Và này đây ánh sáng chớp hàng mi - Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa" trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu cho thấy ánh sáng mùa xuân không phải là thứ ánh sáng mang đặc tính nào?

A. Chói lòa, gay gắt nhất.

B. Trong trẻo nhất.

C. Tươi vui nhất.

D. Êm dịu, chan hòa nhất.

Đáp án: A

Câu 23: Nhịp điệu gấp gáp trong cuộc chạy đua với thời gian, theo lời giục giã của Xuân Diệu trong đoạn cuối bài thơ Vội vàng được tạo ra không phải bằng biện pháp nghệ thuật nào?

A. Câu thơ vắt dòng, cảm xúc chảy tràn từ dòng trên xuống dòng dưới.

B. Các động từ chỉ động tác mạnh hay trạng thái cảm xúc nồng nhiệt.

C. Những cấu trúc đăng đối, hài hòa.

D. Lối trùng điệp cấu trúc và nhịp điệu khẩn trương, hối hả.

Đáp án: C

Câu 24: Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu được in trong tác phẩm nào của ông?

A. Phấn thông vàng.

B. Gửi hương cho gió.

C. Thơ thơ

D. Trường ca.

Đáp án: C

Câu 25: Sau nhan đề bài thơ Vội vàng,, Xuâ Diệu có lời đề tặng nhà thơ nào?

A. Lưu Trọng Lư

B. Thế Lữ

C. Huy Cận

D. Vũ Đình Liên

Đáp án: D

Câu 26: Trong bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu thể hiện tình yêu tha thiết với:

A. cuộc sống nơi tiên giới.

B. cuộc sống trần thế xung quanh mình.

C. cuộc sống trong văn chương.

D. cuộc sống trong mơ ước.

Đáp án: B

Câu 27: Cái hay của phép so sánh trong câu thơ "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" (Vội vàng, Xuân Diệu) là:

A. so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng một hình ảnh rất đời thường, gắn với cảm nhận về một tình yêu trẻ trung, cuồng nhiệt, nồng nàn.

B. so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng một hình ảnh độc đáo, mang nhiều màu sắc nhục cảm.

C. so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng một hình ảnh mới lạ.

D. so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng hình ảnh rất quen thuộc.

Đáp án: A

Câu 28: Trong bài thơ Vội vàng, đang ngây ngất trước cảnh thiên đường trên mặt đất vì sao Xuân Diệu lại bỗng băn khuăn “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”

A. Thi sĩ cảm nhận cuộc đời này không phải của mình

B. Thi sĩ khát khao giao cảm với đời, nhưng lại mang mặc cảm đau thương.

C. Thi sĩ cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian sẽ làm cho tất cả đều tàn phai

D. Thi sĩ biết cuộc đời mình rất ngắn ngủi

Đáp án: C

Câu 29: Nếu cần dùng một câu thật ngắn gọn tóm tắt đủ nội dung, cảm xúc đoạn mở đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu(13 dòng, từ đầu đến câu "Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"), thì chỉ có thể dùng câu nào trong những câu sau?

A. Một niềm ước muốn diệu vợi: chặn đứng bước đi của thời gian, vĩnh viễn hóa sắc hương và sự sống.

B. Một bức tranh mùa xuân tươi đẹp, kì thú, đầy niềm vui bày ra mời mọc con người tận hưởng.

C. Một niềm vui bất tuyệt mà không trọn vẹn.

D. Lòng trân trọng, niềm vui sướng dào dạt trước vẻ đẹp cùng những thú tuyệt diệu mà cuộc sống mùa xuân ban tặng con người.

Đáp án: D

Câu 30: Vì sao nhân vật trữ tình "tôi" chỉ sung sướng "một nửa" và vội vàng "một nửa"? (Vội vàng, Xuân Diệu). Câu trả lời đúng nhất là:

A. vì đời người vốn ngắn ngủi.

B. vì mùa xuân, tuổi trẻ không còn mãi.

C. vì tất cả những gì tươi đẹp, kì thú sẽ mau chóng tàn phai.

D. vì niềm vui và cơ hội tận hưởng niềm vui quá hữu hạn.

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Thao tác lập luận bác bỏ có đáp án

Trắc nghiệm Tràng Giang có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ có đáp án

Trắc nghiệm Đây thôn Vĩ Dạ có đáp án

Trắc nghiệm Chiều tối có đáp án – Ngữ văn 11

1 7226 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: