TOP 40 câu Trắc nghiệm Ôn tập phần Văn học (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Ôn tập phần Văn học có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 12,816 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Ôn tập phần Văn học

Câu 1:

Dòng nào nêu đúng các tác phẩm được xếp vào loại trào phúng?

A. Chữ người tử tù, Hai đứa trẻ

B. Số đỏ, Tinh thần thể dục

C. Số đỏ, Chí Phèo

D. Tinh thần thể dục, Chí Phèo

Đáp án: B

Câu 2:

Bài thơ nào nguyên văn bằng chữ Hán? 

A. Tự tình

B. Câu cá mùa thu

C. Bài ca ngắn đi trên bãi cát

D. Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Đáp án: C

Câu 3:

Dòng nào nêu đúng những biểu hiện của sự phân hóa trong văn học Việt Nam 1900-1945?

A. Thể loại phong phú và đội ngũ tác giả đông đảo.

B. Nhiều thành tựu nổi bật và nhiều thể loại mới xuất hiện.

C. Nhiều bộ phận văn học và nhiều khuynh hướng thẩm mĩ.

D. Nhiều tác giả có cá tính và cái tôi thể hiện đậm nét.

Đáp án: C

Câu 4:

Dòng nào nêu đúng tên các nhà thơ trung đại: “công khai khẳng định cá tính độc đáo của mình. Thơ văn của họ thể hiện sự bức bối của lịch sử muốn tung phá cái khuân khổ chật hẹp, tù túng, và giả dối của chế độ phong kiến trong thời kì suy thoái”.

A. Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu 

B. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Chứ, Cao Bá Quát

C. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Chứ, Nguyễn Khuyến

D. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu

Đáp án: B

Câu 5:

Những yếu tố cơ bản nào cần chú ý khi đọc các tác phẩm xuôi hiện đại?

A. Cốt truyện, nhân vật, chi tiết, không gian – thời gian, điểm nhìn, lời kể.

B. Cốt truyện, nhân vật, vần nhịp, không gian – thời gian, lời thoại, lời kể.

C. Cốt truyện, nhân vật, tu từ, không gian – thời gian, ngôn ngữ đối thoại.

D. Cốt truyện, nhân vật, chi tiết, vần, không gian – thời gian.

Đáp án: A

Câu 6: Bút pháp miêu tả sử dụng trong tác phẩm nhằm làm nổi bật điều gì?

A. Cảnh sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh

B. Uy quyền to lớn của chúa Trịnh

C. Sự ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đẹp của phủ chúa.

D. Sự trang nghiêm của phủ chúa.

Đáp án: A

Câu 7:

Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” có nói đến việc Lê Hữu Trác biết rõ nguyên nhân, luận giải hợp lí, thuyết phục và có cách chữa đúng bệnh cho thế tử Cản. Tuy nhiên, ông sợ chữa có hiệu quả ngay. Lê Hữu Trác có suy nghĩ đó là vì:

A. Ông cô kéo dài thời gian vì quyến luyến nơi quyền quý.

B. Cố kéo dài thời gian đế được trả công nhiều hơn.

C. Vì ông quá yêu thương thế tử Cán, nên không nỡ rời xa.

D. Vì ông sợ chữa hiệu quả nhanh, được chúa yêu và tin dùng, bị công danh trói buộC.

Đáp án: D

Câu 8:

Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, có lời nhận xét của Lê Hữu Trác về nguyên nhàn bệnh của thế tử Cán: “Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm , nên tạng phủ yếu đi”. Câu này có nghĩa là gì ?

A. Thương cảm cho cảnh ngộ của thế tử.

B. Lo lắng cho thế tử.

C. Bộc lộ tình yêu thương thế tử Cán.

D. Mỉa mai, phê phán lối sống “ngồi mát ăn bát vàng”

Đáp án: D

Câu 9:

Tâm trạng của Lê Hữu Trác ở phần cuối tác phẩm “Thượng kinh kí sự” như thế nào ?

A. Lo lắng cho cuộc sống của nhân dân ở kinh đô còn nhiều khốn khổ.

B. Tâm trạng đau xót vì chứng kiến cảnh quan lại ăn chơi xa xỉ, còn nhân dân thì lầm than.

C. Tâm trạng sung sướng vì được trở về quê nhà với đời sống tự do, được tiếp tục nghề y của mình.

D. Tâm trạng nuối tiếc vì rời xa chốn kinh thành phồn hoa.

Đáp án: D

Câu 10:

Tác phẩm “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác phản ảnh xã hội phong kiến Việt Nam giai đoạn nào sau đây ?

A. Đầu thế kỉ XVII

B. Cuối thế kỉ XVII

C. Nửa đầu thế kỉ XVIII

D. Nửa cuối thế kỉ XIII

Đáp án: C

Câu 11:

“Lẽ ghét thương” là đoạn trích, được trích từ tác phẩm nào và tác giả là ai?

A. Truyện Kiều - Nguyễn Du

B. Ngư, tiều y thuật vấn đáp - Nguyễn Đình Chiểu

C. Dương Từ Hà Mậu - Nguyễn Đình Chiểu

D. Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiếu

Đáp án: D

Câu 12:

“Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu được xếp theo thể loại văn học nào sau đây?

A. Tiểu thuyết

B. Thơ trữ tình

C. Truyện thơ

D.Thơ văn xuôi.

Đáp án: C

Câu 13:

“Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu được viết bằng thế thơ nào sau đây

A. Thất ngôn bát cú

B.Cổ phong

C. Song thất lục bát

D. Lục bát

Đáp án: D

Câu 14:

Lẽ ghét của ông Quán đồng nghĩa với thái độ nào sau đây?

A. Lên án

B. Mỉa mai

C. Châm biếm

D. Bất bình

Đáp án: A

Câu 15:

Bốn dòng thơ “Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm; Ghét đời U, Lệ da đoan; Ghét đời Ngũ bá phản vân; ghét đời thúc quỷ phân băng”. Đó là những triều đại mà ông Quán ghét. Những triều đại đó giống nhau ở điểm nào sau đây ?

A. Vua chúa vô đạo, thối nát.

B. Vua chúa gây chiến tranh để thoả mãn tham vọng quyền lựC.

C. Vua chúa không chăm lo đời sông của nhân dân.

D. Vua chúa xa xỉ và mê dâm.

Đáp án: C

Câu 16: Thái độ của ông Quán trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” xuất phát từ điều gỉ ?

A. Xuất phát từ quyền lợi của nhân dân.

B. Xuất phát từ quan điếm “Trung quán”.

C. Xuất phát từ quan niệm mang tính lí tưởng về trật tự xã hội phong kiến.

D. Xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến.

Đáp án: A

Câu 17:

Trong thái độ ghét - thương của ông Quán, thế hiện quan niệm, tư tưởng gì ?

A. Quan niệm về đạo đức Nho giáo.

B. Quan niệm về đạo đức Lão giáo,

C. Tư tưởng yêu nước thương dân.

D. Tư tưởng công bình xã hội

Đáp án: C

Câu 18:

Về phương diện thủ pháp nghệ thuật, yếu tố nào tạo sự hấp dẫn và độc đáo của đoạn trích “Lẽ ghét thương” ?

A. Những câu thơ đầy tính triết lí nhân sinh.

B. Sự phong phú qua lượng điển tích, điển cố sử dụng trong đoạn trích,

C. Lời lẽ mộc mạc, giản dị, giọng điệu trầm lắng.

D. Những cảm xúc trong sáng cao cả.

Đáp án: C

Câu 19:

Dòng nào nói không đúng đặc điểm con người ông Quán thể hiện trong đoạn trích?

A. Là con người rất bộc trực

B. Là con người có thái độ yêu ghét rạch ròi

C. Là người nặng tình với dân, với đời

D. Là người có ý chí lớn

Đáp án: D

Câu 20:

Bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Nguyễn Đình Chiếu viết tế những nghĩa quân hy sinh trong cuộc tập kích đồn Chí Hoà.

B. Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn này theo đề nghị của tuần phũ Đỗ Quang, đề tế những nghĩa quân hy sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở cần Giuộc đêm 06-2-1861.

C. Nguyễn Đình Chiếu viết bài văn này đế tế những nghĩa quân của Trương Định đã hy sinh ở Gò Công.

D. Nguyễn Đình Chiểu viết bài vãn này nhân mùa Vu lan 1861, để tế những oan hồn nghĩa sĩ hy sinh vì đất nước trong công cuộc chống Pháp ở Nam Kỳ.

Đáp án: B

Câu 21:

Những nhận định và cảm nhận nào sau đây không đúng với tinh thần bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Tác giả khắc hoạ thành công hình tượng bất tử và vẻ đẹp bi tráng của những nghĩa sĩ cần Giuộc thành bức tượng đài nghệ thuật có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời Trung đại.

B. Là tiếng khóc cao ca, thiêng liêng của Nguyễn Đinh Chiểu: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng hào hùng cùa dân tộc.

C. Là tiếng khóc bi luỵ của Nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những nghĩa sl Cần GiuộC.

D. Đây là một thành tựu rực rỡ về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế này.

Đáp án: C

Câu 22:

Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” xuất thăn vốn là?

A. Xuất thân là những quan lại, quý tộc yêu nướC.

B. Là những nghĩa quân của Nguyễn Trung TrựC.

C. Xuất thân là quân cơ, quân vệ của triều đình.

D. Vốn là những nông dân: “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chí biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.

Đáp án: D

Câu 23:

Giá trị nhân văn, nhân đạo cao đẹp trong sáng tác của nữ sĩ Hồ Xuân Hương nổi bật ở điểm nào sau dây ?

A. Là tiếng cười mỉa mai những thói hư, tật xấu của bọn công tử nhà giàu.

B. Là khát vọng cháy bỏng của người dân về đời sống xã hội phồn vinh, công bình,

C. Là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp tâm hồn và khát vọng hạnh phúc của họ.

D. Là bản cáo trạng đanh thép xả hội phong kiến bất công, bạo tàn, gây chiến tranh liên miên.

Đáp án: B

Câu 24:

Những dòng nào sau đây nói về ý nghĩa nhân văn trong bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương?

A. Là sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người phụ nữ và sự cố gắng vươn lên trên số phận, nhưng cuô’i cùng rơi vào bi kịch.

B. Là lời ca buồn về số phận người phụ nữ có tình duyên dở dang,

C. Là ý chí vươn lên mạnh mẽ của người phụ nữ từng chịu nhiều bất hạnh.

D. Là tiếng kêu thống thiết về nỗi đau duyên tình và khát vọng hạnh phúc.

Đáp án: A

Câu 25:

Ý nghĩa hai câu đề “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn; Trơ cái hồng nhan với nước non” trong bài thơ “Tự tình II” là gì?

A. Tả cảnh đêm khuya và người đẹp cùng nước non.

B. Tả cảnh người đẹp đang trơ trọi giữa đêm khuya cùng sông núi.

C. Bộc lộ nỗi niềm buồn tủi, bẽ bàng, cay đắng, trơ trọi đang tràn ngập trong tâm hồn của phận “hồng nhan” trước bước đi lạnh lùng của thời gian.

D. Gợi cái vòng luẩn quẩn tình duyên đã trở thành trò đùa của tạo hoá.

Đáp án: C

Câu 26:

Hai câu thơ nào sau đây bộc lộ một sức sống mãnh liệt, cố vươn lên để thoát khỏi số phận ngay cả trong tình huống buồn đau nhất?

A. Đêm khuya văng váng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non

B. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh/ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

C. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chán máy, đá mấy hòn

D. Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại/ Mảnh tỉnh san sẻ tí con con !

Đáp án: C

Câu 27:

Bài thơ "Thương vợ” của Trần Tế Xương thuộc thể loại nào sau đây ?

A. Trữ tình

B. Trào phúng

C. Phê phán

D. Tả thực

Đáp án: A

Câu 28: Chùm thơ thu nổi tiếng là của tác giả nào?

A. Nguyễn Đình Chiểu

B. Nguyễn Khuyến

C. Trần Tế Xương

D. Đỗ Phủ.

Đáp án: DB

Câu 29:

Điếm khác biệt nhất giữa nhà thơ Trần Tế Xương với nhiều nhà thơ khác thời phong kiến là gì ?

A. Trần Tế Xương sáng tác chủ yếu là thơ Nôm, ngoài ra còn có văn tế, đối và phú.

B. Trần Tế Xương sử dụng nhiều thế thơ.

C. Trần Tê Xương dành hẳn một đề tài gồm cả thơ, đối, văn tế... đế viết về người vợ của mình, lúc bà đang sống.

D. Trần Tế Xương sáng tác không những để thể hiện mình mà còn dành cả tấm lòng trân trọng cuộc đời.

Đáp án: C

Câu 30: Bài thơ nào nguyên văn bằng chữ Hán?

A. Tự tình

B. Câu cá mùa thu

C. Bài ca ngắn đi trên bãi cát

D. Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn có đáp án

Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 có đáp án

Trắc nghiệm Lưu biệt khi xuất dương có đáp án

Trắc nghiệm Nghĩa của câu có đáp án

Trắc nghiệm Hầu trời có đáp án

1 12,816 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: