TOP 40 câu Trắc nghiệm Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 861 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)

Câu 1:

Câu ca dao “Người khôn ăn nói nửa chừng/ Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo” là nhằm:

A. Ca ngợi cách nói nửa chừng, không “nói toạc móng heo” mà nói 1 cách ý nhị.

B. Chứng minh rằng lối nói lấp lửng có thể mang đến những hiệu quả trái ngược.

C. Phê phán sự nhẹ dạ cả tin, không chịu nghĩ của những người trong giao tiếp.

D. Chỉ những người có lối nói kín đáo, người khác khó mà có thể hiểu được.

Đáp án: A

Câu 2:

Khi so sánh sự khác biệt về ca từ trong những bài hát “tiền chiến” (Như suối mơ, Buồn tàn thu, Thiên thai… của Văn Cao, Biệt li của Doãn Mẫn…) với những bài hát của lớp trẻ hiện nay, ta có thể nhận định rằng:

A. Tiếng Việt là tài sản vô cùng quý báu của dân tộc.

B. Ca từ trong những bài hát “tiền chiến” hay hơn.

C. Chủ đề âm nhạc đã thay đổi đáng kể trước và sau Cách mạng.

D. Dấu ấn cá nhân của tác giả khá rõ trong cách đặt ca từ.

Đáp án: D

Câu 3:

Những lỗi đặt câu sai mà thỉnh thoảng chúng ta vẫn bắt gặp (kiểu câu thiếu chủ ngữ: Qua tác phẩm cho ta thấy tinh thần hi sinh anh dũng của những nghĩa binh Cần Giuộc”) có thể coi là: 

A.  Hiện tượng rút gọn chủ ngữ, do nhu cầu giao tiếp.

B.  Sự vận dụng lời nói cá nhân không đúng.

C.  Những sáng tạo thuộc lời nói cá nhân.

D.  Sự diễn đạt nhằm tạo ra cách nói riêng.

Đáp án: B

Câu 4:

Trời sắp mưa nhưng ông bố vẫn muốn đến sân vận động xem đá bóng. Trong gia đình, không ai ủng hộ ý tưởng đó.

Bà vợ bảo: “Có mà điên mới đi xem đá bóng dưới trời mưa”.

Cô con gái nói: “Tội gì mà đi xem đá bóng dưới trời mưa, hả bố?”

Cách nói khác nhau của bà vợ (Có mà điên) và cô con gái (Tội gì) chứng tỏ:

A. Cả 2 đều không thích bóng đá.

B. Cả 2 đều có cách nói riêng dựa trên nền tảng chung của tiếng Việt.

C. Phong cách khẩu ngữ trong lời bà vợ thể hiện rõ hơn so với lời cô con gái.

D. Phong cách khẩu ngữ là phong cách được sử dụng trong giao tiếp gia đình.

Đáp án: B

Câu 5:

Ở Việt Nam, giọng Hà Nội, giọng Huế, giọng Sài Gòn có âm sắc khác nhau. Tuy nhiên người dân ở 3 vùng này vẫn có thể nói chuyện với nhau. Điều đó chứng tỏ: 

A. Giọng nói mỗi vùng đều có nét riêng, độc đáo.

B. Ở mỗi miền, điều kiện khí hậu, địa lí có khác nhau. 

C. Có 1 tiếng Việt chung cho mọi người Việt Nam.

D. Chương trình giáo dục cho các cấp ở 3 miền là thống nhất.

Đáp án: C

Câu 6: Trong thơ Hàn Mặc Tử, biểu tượng trăng - hồn - máu ăn sâu vào trong tâm khảm nhà thơ, là những gì kinh dị nhất nhưng cũng lộng lẫy nhất mà thơ ca có được. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 7: Phong cách ngôn ngữ nào biểu hiện cho lời nói cá nhân?

A. Phong cách ngôn ngữ cá nhân

B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

C. Phong cách ngôn ngữ hành chính

D. Phong cách ngôn ngữ khoa học

Đáp án: A

Câu 8: Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ qua mấy phương diện?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Đáp án: A

Câu 9: Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng gồm những gì?

A. Các âm ( Nguyên âm, phụ âm ). Ví dụ: a, e, I, o, b, h, t…

B. Các thanh ( Huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, ngang).

C. Các tiếng (âm tiết). Ví dụ: chạy, đi, cây, con, xe…

D. Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ). Ví dụ: thuận buồm xuôi gió, ăn vóc học hay…

E. Tất cả các ý trên 

Đáp án: E

Câu 10:

Trong cuộc sống hàng ngày, người Việt Nam có thể giao tiếp với nhau là nhờ?

A. Mọi người đều là thành viên của xã hội

B. Mọi người đều có những mối quan tâm chung khá giống nhau

C. Mọi người đều dùng một ngôn ngữ chung, đó là tiếng Việt

D. Càng ngày càng có nhiều phương tiện hỗ trợ giao tiếp

Đáp án: C

Câu 11:

Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: “Người ta học tiếng mẹ đẻ chủ yếu qua....”

A. Các phương tiện truyền thông đại chúng

B. sách vở ở nhà trường

C. các bài ca dao, dân ca, những câu thành ngữ, tục ngữ

D. giao tiếp hàng ngày trong gia đình và xã hội

Đáp án: D

Câu 12:

Nói đến lời nói cá nhân là nói đến:

A. Sản phẩm của mỗi người khi sử dụng ngôn ngữ chung làm công cụ giao tiếp trong những tình huống cụ thể.

B. Những sáng tạo ngôn ngữ độc đáo của từng người nhằm đóng góp cho vốn ngôn ngữ chung của xã hội.

C. Cách phát âm riêng biệt của từng người, khó lòng có hai người phát âm hoàn toàn giống nhau.

D. Cách dùng từ riêng biệt của từng người trong giao tiếp hằng ngày với gia đình và xã hội.

Đáp án: A

Câu 13:

Các nhà văn, nhà thơ thường phải lao động vất vả trong việc lựa chọn từ ngữ, đặt câu là do:

A. Họ muốn để lại dấu ấn cá nhân trong việc vận dụng ngôn ngữ chung

B. Nếu không lựa chọn từ ngữ chính xác thì có thể dẫn đến sự hiểu nhầm

C. Các nhà văn muốn tiếng Việt mỗi ngày có thêm nhiều từ ngữ khác lạ

D. Nhà văn bao giờ cũng có cách viết khác hẳn những người bình thường

Đáp án: A

Câu 14:

Trong giao tiếp hàng ngày, mỗi người đều có quyền tự do nhất định về cách phát âm, dùng từ, đặt câu… mà người khác đều hiểu được. Đó là do:

A. Luật pháp không quy định mọi người phải phát âm, dùng từ, đặt câu giống nhau.

B. Mỗi người đều có sở trường riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ.

C. Những tự do đó vẫn nằm trong khuân khổ các quy tắc của một ngôn ngữ chung.

D. Hoàn cảnh giao tiếp quy định mỗi lúc phải có 1 cách phát âm, dùng từ đặt câu khác nhau.

Đáp án: C

Câu 15: Trong các cụm từ sau đây, có mấy cụm từ là thành ngữ?

1. Ăn có nhai, nói có nghĩ.

2. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

3. Tiếng chào, cao hơn mâm cỗ.

4. Lời nói, gói vàng.

5. Quân tử nhất ngôn.

6. Nói ngọt, lọt đến xương.

7. (Nói) bỏ ngoài tai

8. Khổ một nỗi là

9. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.

10. Một sự thất tín, vạn sự chẳng tin

11. Nói tóm lại

A. 7

B. 8

C. 9

D. 10

Đáp án: B

Câu 16:

Trong các cụm từ sau đây, có mấy cụm từ là quán ngữ?

1. Ăn có nhai, nói có nghĩ.

2. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

3. Tiếng chào, cao hơn mâm cỗ.

4. Lời nói, gói vàng.

5. Quân tử nhất ngôn.

6. Nói ngọt, lọt đến xương.

7. (Nói) bỏ ngoài tai

8. Khổ một nỗi là

9. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.

10. Nói tóm lại

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Câu 17: Câu nói :"Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội lời nói của cá nhân khác. Muốn tạo ra lời nói cũng như khi nghe, khi đọc, mỗi cá nhân phải huy động các yếu tố ngôn ngữ chung và vận dụng các quy tắc hoặc các phương thức chung." là đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 18: Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.

(Hồ Xuân Hương, Tự tình - bài II)

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Đảo ngữ và đối lập

B. So sánh và nhân hóa

C. Ẩn dụ và nhân hóa

D. Hoán dụ và đảo ngữ

Đáp án: A

Câu 19: Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung được thể hiện như thế nào?

A. Khi nói, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (ngữ, câu, đoạn, bài..) có sự chuyển hóa linh hoạt so với những một số quy tắc và phương thức chung

B. Khi nói, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (ngữ, câu, đoạn, bài..) có sự chuyển hóa linh hoạt so với những quy tắc và phương thức chung: lựa chọn vị trí cho từ ngữ, tỉnh lược từ ngữ, tách câu,...

C. Khi nói, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (ngữ, câu, đoạn, bài..) nhưng buộc phải tuân theo những quy tắc và phương thức chung

Đáp án: B

Câu 20: Phương thức chuyển nghĩa từ: chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa phái sinh là một biểu hiện về tính chung của ngôn ngữ, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài ca ngất ngưởng có đáp án

Trắc nghiệm Bài ca ngắn đi trên bãi cát có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập thao tác lập luận phân tích có đáp án có đáp án

Trắc nghiệm Lẽ ghét thương có đáp án

Trắc nghiệm Chạy giặc có đáp án

1 861 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: