TOP 40 câu Trắc nghiệm Một số thể loại văn học: thơ, truyện (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Một số thể loại văn học: thơ, truyện có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 9,657 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Một số thể loại văn học: thơ, truyện

Câu 1:

Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn là những kiểu loại của:

A.Văn học trung đại

B. Văn học dân gian

C. Văn học hiện đại

D. Văn học hậu hiện đại

Đáp án: B

Câu 2:

Nhận xét sau đúng hay sai?

“Truyện tiêu biểu cho loại tự sự, thường có cốt truyện, nhân vật, lời kể. Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn, đi sâu vào những mảnh đời cụ thể, và cả những diễn biến sâu xa trong tâm hồn con người.”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 3:

Phân loại thơ theo cách thức tổ chức bài thơ gồm có những loại nào? 

A. Thơ cách luật

B. Thơ tự do

C. Thơ văn xuôi

D. Cả 3 loại trên

Đáp án: D

Câu 4:

Nhận xét sau đúng hay sai?

“Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 5:

Phân loại thơ theo nội dung gồm có những loại nào? 

A. Thơ tự sự

B. Thơ trữ tình

C. Thơ trào phúng

D. Cả 3 loại trên

Đáp án: D

Câu 6:

Phần lớn các nhà nghiên cứu phân các tác phẩm văn học gồm mấy loại lớn?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Giải thích: Giải thích: Phần lớn các nhà nghiên cứu phân các tác phẩm văn học gồm 3 loại lớn: trữ tình, tự sự, kịch.

Câu 7: Nhận xét sau đúng hay sai?

“Truyện tiêu biểu cho loại tự sự, thường có cốt truyện, nhân vật, lời kể. Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn, đi sâu vào những mảnh đời cụ thể, và cả những diễn biến sâu xa trong tâm hồn con người.”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 8: Đặc trưng của truyện là?

A. phản ánh đời sống trong tính khách quan qua các số phận, cuộc đời nhân vật từ đó phản ánh tư tưởng chủ đề.

B. Cốt truyện được hư cấu, tổ chức một cách nghệ thuật

C. Nhân vật được miêu tả chi tiết, sống động

D. Thời gian và không gian không bị bó hẹp

E. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: E

Câu 9: Có mấy thể loại truyện?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Giải thích:

+ Truyện dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn)

+ Truyện trung đại (truyện chữ Hán, truyện chữ Nôm)

+ Truyện hiện đại (truyền ngắn/dài/vừa, tiểu thuyết).

Câu 10: Yêu cầu khi đọc truyện?

A. Tạo hiểu biết ban đầu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

B. Đọc kĩ văn bản, tóm tắt truyện.

C. Phân tích diễn biến cốt truyện, chú ý các sự kiện quan trọng, các chi tiết đặc sắc cùng nghệ thuật tự sự (ngôi kể, kết cấu, thủ pháp, giọng điệu).

D. Phân tích các nhân vật: lai lịch, hành động, lời nói, tính cách, nội tâm.

E. Tất cả các ý trên

Đáp án: E

Câu 11: Yêu cầu về đọc thơ?

A. Tạo hiểu biết ban đầu: tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, xuất xứ…

B. Đọc kĩ văn bản, cảm nhận ý thơ, thấu hiểu hình tượng và tâm trạng của cái tôi trữ tình; khai thác yếu tố ngữ âm: vần, thanh, nhịp; phân tích từ ngữ then chốt, hình ảnh tiêu biểu, các tín hiệu nghệ thuật.

C. Lí giải, đánh giá nội dung, nghệ thuật và đóng góp của bài thơ.

D. Tất cả các đáp trên

Đáp án: D

Câu 12: Loại là gì?

A. Là phương thức tồn tại chung;

B. Là hiện thực hóa của thể

C. Cả hai ý đều sai

D. Cả hai ý đều đúng

Đáp án: A

Câu 13:

Thể là gì?

A. Là phương thức tồn tại chung;

B. Là hiện thực hóa của loại

C. Cả hai ý đều sai

D. Cả hai ý đều đúng

Đáp án: B

Câu 14: Đâu không là thể loại trữ tình ?

A. ca dao

B. thơ cách luật

C. thơ tự do

D. bút kí

Đáp án: D

Câu 15:

Đâu không là thể loại tự sự ?

A. truyện

B. kịch dân gian

C. tiểu thuyết

D. bút kí

Đáp án: B

Câu 16: Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” có cốt truyện hay không?

A. Có 

B. Không

Đáp án: A

Giải thích: không có cốt truyện, các chi tiết là một sự duy trì tuần hoàn về không gian thời gian.

Câu 17:

Thể loại văn học dân gian nào nhằm giải thích, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người?

A. Sử thi dân gian

B. Truyền thuyết

C. Truyện thơ

D. Thần thoại

Đáp án: D

Câu 18:

Thể loại văn học dân gian nào thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công bằng xã hội?

A. Sử thi dân gian

B. Truyền thuyết

C. Truyện cổ tích

D. Truyện thơ

Đáp án: C

Câu 19:

Thể loại văn học kể lại các hiện tượng gây cười nhằm giải trí và phê phán những cái đáng cười trong cuộc sống, là thể loại nào?

A. Truyện cười dân gian.

B. Truyện cổ tích.

C. Truyện ngụ ngôn.

D. Truyện thơ dân gian.

Đáp án: A

Câu 20: Ý nào sau đây không đúng khi nói về văn học viết của nước ta?

A. Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân.

B. Hệ thống chữ viết phong phú, gồm cả chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.

C. Có tính tập thể và được lưu truyền với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.

D. Thể loại đa dạng như truyện kí, tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, kịch nói, kịch thơ…

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Chí Phèo - Phần 1: Tác giả Nam Cao có đáp án

Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Chí Phèo - Phần 2: Tác phẩm có đáp án

Trắc nghiệm Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu có đáp án

Trắc nghiệm Bản tin có đáp án

1 9,657 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: