TOP 40 câu Trắc nghiệm Tìm hiểu về Thao tác lập luận so sánh (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Tìm hiểu về Thao tác lập luận so sánh có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 1124 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Tìm hiểu về Thao tác lập luận so sánh

Câu 1:

Mục đích của thao tác lập luận so sánh?

A. Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan đối với đối tượng khác 

B. Làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục. 

C. Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng 

D. Đáp án A và B

Đáp án: D

Giải thích:

Mục đích thao tác lập luận so sánh là:

- Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác

- So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục

Câu 2:

Trong phép lập luận so sánh, trình tự sau đúng hay sai ? 

1. Xác định nội dung, đối tượng

2. Xác định mục đích so sánh

3. Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất

4. Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượng

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 3:

So sánh là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về 1 vấn đề, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 4:

Đáp án không phải các cách so sánh?

A. Đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất 

B. So sánh tương đồng 

C. So sánh tương phản 

D. So sánh các yếu tố trong nội bộ đối tượng

Đáp án: A

Giải thích:

Các cách so sánh:

- So sánh tương đồng, so sánh tương phản

- So sánh các yếu tố trong nội bộ đối tượng

Câu 5:

Đáp án không phải là yêu cầu khi so sánh?

A. So sánh các đối tượng liên quan trên cùng một bình diện, tiêu chí nhất định 

B. Chỉ ra điểm giống, điểm khác 

C. Chia tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định 

D. Nêu bật được đặc trưng của đối tượng cần bàn bạc

Đáp án: C

Giải thích:

Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:

- So sánh các đối tượng liên quan trên cùng một bình diện, tiêu chí nhất định

- Chỉ ra điểm giống, khác nhau

- Nêu bật được đặc trưng đối tượng cần bàn bạc

Câu 6: Tác dụng của việc sử dụng phép so sánh ở hai câu thơ trên?

A. Tác giả khẳng định vẻ đẹp hùng vĩ của non sông Việt Nam và nền văn hóa lâu đời của con dân nước Việt.

B. Tác giả đã nói về một mối tương quan và những nét riêng biệt để làm nổi bật đối tượng được dùng để so sánh, từ đó dẫn dắt người đọc đi đến một chân lí, đó là sự tồn tại độc lập của hai quốc gia, không thể hòa lẫn được.

C. Tác giả nói về những vị hào kiệt trong lịch sử dân tộc với niềm tự hào sâu sắc và nhắn gửi con cháu đời sau noi theo.

Đáp án: B

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 7 đến câu 10:  

“Làm sao trong đêm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối ông đã lụi hụi thắp được bó hương mà tự soi đường cho nhân vật mình đi? Lúc đó không phải là không ai nói về làng xóm dân cày, nhưng người ta nói năng khác ông, người ta bàn cải lương hơi ấm, người ta xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục…"

Câu 7: Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố trong Tắt Đèn với những quan niệm nào?

A. Loại chủ trương cải lương hương ẩm. Họ cho rằng chỉ cần cải cách những hủ tục, đời sống nhân dân sẽ được nâng cao.

B. Loại người hoài cổ. Họ cho rằng chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phát ngày xưa thì đời sống nhân dân sẽ được cải thiện.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 8: Căn cứ để so sánh quan niệm soi đường trên là trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chị Dậu đã thay đổi tâm lý của mình để tạo nên bước nhảy vọt trong quan niệm sáng tác của nhà văn, người nông dân trước cách mạng không chịu gục ngã trước kẻ thù xấu xa, đồi bại. Đúng hai sai?

A. Đúng 

B. Sai

Đáp án: A

Câu 9: So sánh ở đây là so sánh kiểu gì?

A. So sánh tương phản

B. So sánh tương đồng

Đáp án: A

Câu 10: Mục đích của so sánh là gì?

A. Từ việc chỉ ra sự ảo tượng của hai loại người trên, tác giả Nguyễn Tuân đã làm nổi bật cái đúng của Ngô Tất Tố, đó là người nông dân phải biết vùng lên chống lại những kẻ áp bức, bóc lột mình. 

B. Người nông dân phải biết cam chịu số phận, không thể đấu tranh hay vùng lên giành lại bất cứ thứ gì 

C. Cuộc sống người dân trong xã hội cũ khổ cực, thối nát, trà đạp lên quyền được sống cơ bản nhất của con người, lên án mạnh mẽ xã hội phong kiến nửa thực dân giả tạo.

Đáp án: A

Câu 11: Mục đích trong đoạn trích là cả hai bài này đều thể hiện những nỗi đau đớn của con người, mục đích là nhằm tố cáo chiến tranh, và xót thương cho những số phận có số phận bất hạnh và chịu nhiều đau đớn. Đồng thời, làm sáng tỏ lập luận của tác giả: Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, Văn chiêu hồn mở rộng địa dư thơ ca vào tận cõi chết. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 12: Khái niệm thao tác lập luận so sánh?

A. Là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.

B. Là chia nhỏ đối tượng ra thành từng phần, rồi xem xét kĩ từng phần đó cả về mặt hình thức và nội dung, về các mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng. Cuối cùng là khái quát toàn bộ để đưa ra được kết luận về bản chất của đối tượng đó một cách xác thực. Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.

C. Là thao tác quan sát kĩ chủ thể, miêu tả lại một cách chính xác về từng chi tiết cả về chủ thể đó. Phân tích các tác động hình thành và có sức ảnh hưởng đến chủ thể. Cuối cùng là khái quát lại nội dung chính và đưa ra kết luận.

D. Là thao tác đánh giá về chủ thể. Đánh giá cả về mặt chủ quan và mặt khách quan.

Đáp án: A

Câu 13: Có mấy kiểu so sánh?

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Đáp án: D

Câu 14: Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 15: Mục đích của thao tác lập luận so sánh là gì?

A. Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

B. Làm nổi bật những nét riêng của đối tượng, là công cụ nhận biết đối tượng này với đối tượng khác.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: A

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
Từ Triệu , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Đến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Nguyễn Trãi, Đại cáo bình Ngô)

Câu 16: Trong đoạn trích, tác giả đã so sánh “Bắc” với “Nam” về những mặt nào?

A. Văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền riêng, hào kiệt

B. Văn hóa, lãnh thổ, phong tục, lãnh đạo

C. Văn hóa, lãnh thổ, phong tục, ẩm thực, chính quyền riêng

D. Văn hóa, lãnh thổ, hào kiệt

Đáp án: A

Câu 17: Tác dụng của việc sử dụng phép so sánh ở hai câu thơ trên?

A. Tác giả khẳng định vẻ đẹp hùng vĩ của non sông Việt Nam và nền văn hóa lâu đời của con dân nước Việt.

B. Tác giả đã nói về một mối tương quan và những nét riêng biệt để làm nổi bật đối tượng được dùng để so sánh, từ đó dẫn dắt người đọc đi đến một chân lí, đó là sự tồn tại độc lập của hai quốc gia, không thể hòa lẫn được.

C. Tác giả nói về những vị hào kiệt trong lịch sử dân tộc với niềm tự hào sâu sắc và nhắn gửi con cháu đời sau noi theo.

Đáp án: B

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Làm sao trong đêm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối ông đã lụi hụi thắp được bó hương mà tự soi đường cho nhân vật mình đi? Lúc đó không phải là không ai nói về làng xóm dân cày, nhưng người ta nói năng khác ông, người ta bàn cải lương hơi ấm, người ta xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục…"

Câu 18: Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố trong Tắt Đèn với những quan niệm nào?

A. Loại chủ trương cải lương hương ẩm. Họ cho rằng chỉ cần cải cách những hủ tục, đời sống nhân dân sẽ được nâng cao.

B. Loại người hoài cổ. Họ cho rằng chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phát ngày xưa thì đời sống nhân dân sẽ được cải thiện.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 19:

Căn cứ để so sánh quan niệm soi đường trên là trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chị Dậu đã thay đổi tâm lý của mình để tạo nên bước nhảy vọt trong quan niệm sáng tác của nhà văn, người nông dân trước cách mạng không chịu gục ngã trước kẻ thù xấu xa, đồi bại. Đúng hai sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 20: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

"Yêu người, đó là một truyền thống cũ. “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc” đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn đến một hạng người. Với “Kiều”, Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội người. Với Chiêu hồn thì cả loài người được bàn đến…Chiêu hồn con người trong cái chết. Chiêu hồn con người trong từng giới, từng loài, “mười loài là những loài nào” với những nét cộng đồng phổ biến, điển hình của từng loài một.

Tôi muốn nói đến bài văn “Chiêu hồn”, một tác phẩm có một không hai trong nền văn học chúng ta. ( Nghĩ mà xem, trước Chiêu hồn chưa có bài văn nào đem cái “run rẩy mới” ấy vào văn học. Sau Chiêu hồn, lại càng không.) Nếu Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, thì “Chiêu hồn” đã mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết."

(TT Chế Lan Viên, tập 2.)

Xác định đối tượng so sánh trong đoạn trích?

A. Bài văn Chiêu hồn

B. Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm…

C. Nguyễn Du

D. Chế Lan Viên

Đáp án: A

Câu 21: Xác định đối tượng được so sánh trong đoạn trích?

A. Bài văn Chiêu hồn

B. Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm…

C. Nguyễn Du

D. Chế Lan Viên

Đáp án: B

Câu 22: Điểm giống nhau giữa đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh trong đoạn trích là đều nói về những nỗi đau xót xa của những người phụ nữ và sự đau đớn xót xa đã được thể hiện rất đặc sắc trong bài viết, nó thể hiện những nỗi lòng đau đớn về một kiếp người. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 23: Điểm khác nhau giữa đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh trong đoạn trích là gì?

A. Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm: bàn đến một lớp người (người phụ nữ, người cung nữ, …)

B. Truyện Kiều: nói đến một xã hội với nhiều kiểu người có tính cách khác nhau

C. Chiêu hồn: bàn đến cả người lúc sống và lúc chết.

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Câu 24: Mục đích trong đoạn trích là cả hai bài này đều thể hiện những nỗi đau đớn của con người, mục đích là nhằm tố cáo chiến tranh, và xót thương cho những số phận có số phận bất hạnh và chịu nhiều đau đớn. Đồng thời, làm sáng tỏ lập luận của tác giả: Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, Văn chiêu hồn mở rộng địa dư thơ ca vào tận cõi chết. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 có đáp án

Trắc nghiệm Hai đứa trẻ có đáp án

Trắc nghiệm Ngữ cảnh có đáp án

Trắc nghiệm Chữ người tử tù có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập thao tác lập luận so sánh có đáp án

1 1124 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: