TOP 40 câu Trắc nghiệm Hầu trời (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Hầu trời có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 2,150 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài: Hầu trời 

Câu 1: Thi sĩ Tản Đà đã vẽ một bức tranh chân thực và cảm động về cuộc đời cơ cực, tủi hổ của mình, cũng là của bao nhiêu người nghệ sĩ tài hoa trong xã hội thực dân phong kiến trong bài thơ Hầu trời.

Chi tiết nào không có trong bức tranh ấy?

A. Sống không có nhà cửa cho đàng hoàng.

B. Làm chẳng đủ ăn.

C. Bên ngoài o ép đủ điều.

D. Chết chẳng có quan tài cho tươm tất.

Đáp án: D

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây về cái "ngông" của Tản Đà về sau đã trở thành một biệt danh quen thuộc của ông?

A. Tự cho văn mình hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng.

B. Nhận mình là người nhà Trời, xuống hạ giới thực hành "thiên lương".

C. Không thấy ai đáng coi là bạn tri âm của mình, ngoài Trời và chư tiên.

D. Xem mình là một "trích tiên" bị "đày xuống hạ giới vì tội ngông".

Đáp án: D

Câu 3: Câu thơ nào trong bài thơ Hầu trời thể hiện rõ nhất giọng ngông ngạo, tự đắc của nhà thơ Tản Đà khi đọc thơ cho Trời nghe?

A. "Chè Trời nhấp giọng càng tốt hơi".

B. Ghép tên một ngọn núi với tên một con sông ở quê ông.

C. "Đương cơn đắc ý đọc đã thích".

D. "Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay".

Đáp án: B

Câu 4: Bút danh Tản Đà được tạo ra theo cách nào?

A. Ghép tên làng với tên thôn ở quê ông.

B. Ghép tên một ngọn núi với tên một con sông ở quê ông.

C. Ghép tên một con sông với tên một ngọn núi ở quê ông.

D. Ghép tên một thắng cảnh với tên một thắng cảnh khác ở quê ông.

Đáp án: B

Câu 5: Văn Tản Đà tuy rất tiêu biểu cho đặc điểm văn chương buổi giao thời, nhưng vẫn mang đậm đặc điểm văn chương truyền thống. Chất truyền thống lộ rõ ở đặc điểm nào trong những đặc điểm sau?

A. lắm lối.

B. giàu.

C. chuốt, hùng, êm, tinh.

D. dài.

Đáp án: C

Câu 6: Trong bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà, thái độ của trời khi nghe tác giả đọc thơ như thế nào?

A. Lè lưỡi.

B. Chau mày.

C. Lấy làm hay

D. Lắng tai đứng.

Đáp án: C

Câu 7: Dòng nào không kể đúng về cái đêm nhà thơ Tản Đà không ngủ được trong bài thơ Hầu trời?

A. Ngâm văn chán lại ra sân chơi trăng.

B. Nằm vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh.

C. Không ngủ được nên ngồi dậy rót rượu uống.

D. Uống rồi lại nằm ngâm văn.

Đáp án: C

Câu 8:

Ý nào sau đây chưa chính xác khi nói về Tản Đà?

A. Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời khi Hán học đã tàn mà Tây học vừa mới bắt đầu.

B. Vào những năm 20 của thế kỉ XX, tên tuổi ông nổi lên như một ngôi sao sáng trên thi đàn văn học

C. Thơ văn ông được xem như một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: Trung đại và Hiện đại.

D. Ông sáng tác thơ văn chủ yếu bằng chữ Hán.

Đáp án: D

Câu 9:

Nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ "Hầu trời" là:

A. Thể thơ thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.

B. Ngôn từ hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.

C. Cách biểu hiện cảm xúc tự do, phóng túng, bình dân.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 10:

Bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà được viết bằng:

A. chữ Nôm, thể thất ngôn tứ tuyệt.

B. chữ Nôm, thể thất ngôn trường thiên.

C. chữ Hán, thể thất ngôn trường thiên.

D. chữ quốc ngữ, thể thất ngôn trường thiên.

Đáp án: D

Câu 11:

Dòng nào sau đây không thể hiện cái ngông của Tản Đà trong bài “Hầu trời”?

A. Xem mình bị đày xuống hạ giới vì tội ngông.

B. Không thấy ai tri âm với mình ngoài trời và tiên.

C. Tự cho mình văn hay khiến trời phải khen thưởng

D. Ý thức về tài năng và chí làm trai trong trời đất.

Đáp án: D

Câu 12:

Trong bài thơ “Hầu trời”, nhà thơ Tản Đà được mời lên Thiên đình để làm gì?

A. Phụ trách chợ văn trên Thiên đình.

B. Đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.

C. Chịu phạt vì tội đọc thơ giữa đêm khuya làm Trời mất ngủ.

D. Dạy cho Trời và chư tiên làm thơ.

Đáp án: B

Câu 13:

Từ phía người đọc, bút danh Tản Đà trước hết và chủ yếu muốn gợi liên tưởng đến điều gì trong tâm hồn, tính cách nhà thơ?

A. Tính cách "ngông" và xu hướng thoát li thực tại.

B. Tình yêu quê hương, đất nước.

C. Tính cách lãng mạn, phóng túng.

D. Niềm khao khát tự do, lòng trân trọng cái đẹp của tạo hóa.

Đáp án: B

Câu 14:

Qua câu chuyện "Hầu Trời" được Tản Đà hư cấu, kể lại bằng thơ, có thể thấy thơ trữ tình buổi giao thời đã thiên về nội dung, tính chất nào?

A. Nói chí một cách trịnh trọng.

B. Tỏ bày cảm xúc một cách lâm li, thống thiết.

C. Giãi bày cảm xúc một cách phóng khoáng.

D. Tỏ lòng một cách trang nghiêm.

Đáp án: C

Câu 15: Nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ Hầu trời là:

A. Thể thơ thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.

B. Ngôn từ hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.

C. Cách biểu hiện cảm xúc tự do, phóng túng,  bình dân

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 15: Tại sao Tản Đà nhận được lời đánh giá hết sức trân trọng của Hoài Thanh là: “Người của hai thế kỉ”?

A. Vì Tản Đà sống và làm thơ trong vào hai thế kỉ, cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.

B. Vì Tản Đà sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học mới chỉ bắt đầu, cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của ông đều mang dấu ấn này.

C. Vì cuộc đời của Tản Đà chịu nhiều mất mát do thực dân Pháp xâm lược và biến nước ta thành thuộc địa của chúng.

D. Vì hầu hết các sáng tác của Tản Đà tập trung vào hai giai đoạn là cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.

Đáp án: B

Câu 16: Tác giả tự nhận mình là “ngông” trong hai câu thơ nào dưới đây?

A. Văn chương nào có hay cho lắm
Trời đã sai gọi thời phải lên.

B. Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đày xuống hạ giới vì tội ngông.

C. Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lên tiên sướng lạ lùng.

D. Thiên tào tra sổ xét vừa xong
Đệ sổ lên trinh Thượng đế trông.

Đáp án: B

Câu 17: Bài thơ “Hầu Trời” thể hiện khát vọng gì của nhà thơ

A. Khát vọng một cuộc sống đổi đời.

B. Khát vọng được ngâm thơ của mình cho Thượng đế nghe.

C. Khát vọng được một lần lên trời để ngắm cảnh tiên bồng.

D. Khát vọng khẳng định chính mình trong cuộc sống.

Đáp án: D

Câu 18: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

A. Cảm hứng phê phán, hài hước.

B. Cảm hứng trữ tình xen lẫn với hiện thực.

C. Cảm hứng lãng mạn

D. Cảm hứng hiện thực xen lẫn với phê phán

Đáp án: C

Câu 19: Dòng nào nói không đúng về tác giả Tản Đà?

A. Ông theo học chữ Hán từ nhỏ, nhưng sau hai khóa thi Hương hỏng, ông bỏ thi, chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ.

B. Ông sinh năm 1889, mất năm 1939, tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây).

C. Bút danh của ông được tạo ra bằng cách ghép tên một con sông với tên một ngọn núi ở quê ông.

D. Ông sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn "người của hai thế kỉ".

Đáp án: D

Câu 20: Nhận xét, so sánh nào dưới đây không đúng?

Bối cảnh nơi "hạ giới" trước và sau chuyến "hầu Trời" có sự khác nhau và rất hợp với sự thay đổi tâm trạng của nhân vật "văn sĩ" (Hầu trời, Tản Đà). Sự thay đổi đó là:

A. trước: sáng sủa, hào hứng; sau: bâng khuâng, lưu luyến.

B. trước: vui vẻ, hồn nhiên; sau: buồn bã, tư lự.\

C. trước: thanh đạm, thư thái; sau: thanh vắng, tiếc nuối.

D. trước: buồn bã, trầm tư; sau: vui vẻ, hào hứng.

Đáp án: D

Câu 21: Từ phía người đọc, bút danh Tản Đà trước hết và chủ yếu muốn gợi liên tưởng đến điều gì trong tâm hồn, tính cách nhà thơ?
A. Tính cách "ngông" và xu hướng thoát li thực tại.

B. Tình yêu quê hương, đất nước.

C. Tính cách lãng mạn, phóng túng.

D. Niềm khao khát tự do, lòng trân trọng cái đẹp của tạo hóa.

Đáp án: B

Câu 22: Tác giả Tản Đà tự nói mình là một vị tiên trên thượng giới bị đày xuống trần gian vì tội gì?

A. Vô lễ với Trời.

B. Cá tính ngông nghênh.

C. Trêu ghẹo Hằng Nga.

D. Yêu tiên nữ.

Đáp án: B

Câu 23: Dòng nào không phải là sáng tạo mới mẻ, độc đáo của bài thơ Hầu trời của Tản Đà?

A. Ngôn ngữ thơ ít tính cách điệu, ước lệ, gần với ngôn ngữ đời thường.

B. Giọng thơ tự sự rất hóm hỉnh, có duyên.

C. Hình ảnh thơ trang nhã.

D. Biểu hiện cảm xúc phóng túng, tự do, không hề gò ép. Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính.

Đáp án: C

Câu 24:

Ngôn ngữ trong bài thơ “Hầu trời” như thế nào?

A. Hồn nhiên, trong sáng, giàu cảm xúc.

B. Trầm lắng, nhẹ nhàng, trau chuốt.

C. Vui tươi, giàu nhạc điệu.

D. Giản dị, gần gũi lời ăn tiếng nói hàng ngày

Đáp án: D

Câu 25:

Nhận xét nào sau đây đúng với giọng điệu bài thơ “Hầu Trời” của Tản Đà ?

A. Hùng hồn, mạnh mè, nhiều cảm xúc.

B. Thoải mái, tự nhiên, khoáng đạt.

C. Buồn thảm, da diết, chứa chan.

D. Hóm hỉnh, sôi nổi, ngậm ngùi

Đáp án: D

Câu 26: Thái độ nghe đọc đoạn văn của Hằng Nga, Chức Nữ được miêu tả bằng từ ngữ nào?

A. Nở dạ

B. Lè lưỡi

C. Chau đôi mày

D. Lắng tai đứng

Đáp án: C:

Câu 27:

Khí văn của Tản Đà được “nhà trời” so sánh với hình ảnh nào?

A. Mây chuyển, gió thoảng, sương, mưa sa, tuyết.

B. Sao băng, gió thoảng, sương, mưa sa, tuyết,

C. Sao băng, mây đen, gió thoảng.

D. Mưa, sao trời, gió thoảng, tuyết rơi.

Đáp án: D

Câu 28: Bài thơ “Hầu Trời” được in trong tập nào sau đây?

A. Khối tình con I

B. Giấc mộng con I.

C. Còn chơi

D. Thơ Tản Đà

Đáp án: C

Câu 29:

Qua bài thơ Hầu trời, có thể thấy thơ trữ tình buổi giao thời đã thiên về nội dung, tính chất nào?

A. Nói chí một cách trịnh trọng

B. Tỏ lòng một cách trang nghiêm

C. Giãi bày cảm xúc một cách phóng khoáng.

D. Tỏ bày cảm xúc một cách lâm li, thống thiết

Đáp án: C

Câu 30:

Bài thơ “Hầu Trời” của Tản Đà thuộc thể loại:

A. Thơ trữ tình,

B. Thơ trào phúng.

C. Thơ văn xuôi

D. Thơ tự do

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Nghĩa của câu (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Vội vàng có đáp án

Trắc nghiệm Thao tác lập luận bác bỏ có đáp án

Trắc nghiệm Tràng Giang có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ có đáp án

1 2,150 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: