TOP 40 câu Trắc nghiệm Nghĩa của câu (tiếp theo) (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Nghĩa của câu (tiếp theo) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 1084 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài: Nghĩa của câu (tiếp theo)

Câu 1: Xác định những từ thể hiện nghĩa tình thái trong câu: "Anh đã hẹn đến dự sinh nhật kia mà."

A. Anh

B. Đã hẹn

C. Dự

D. Kia mà

Đáp án: D

Câu 2: Xác định những từ thể hiện nghĩa tình thái trong câu: "Bài soạn của Vietjack rất hay đặc biệt là phần đầu."

A. Bài soạn của Vietjack

B. Rất hay

C. Đặc biệt là

D. Phần đầu

Đáp án: C

Câu 3: Chọn từ thích hợp có thể điền vào chỗ trống để tạo nên câu có nghĩa tình thái phù hợp với sự việc?

"Chí Phèo ... đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau."

A. Dễ

B. Chả lẽ

C. Tận

D. Hình như

Đáp án: D

Câu 4: Xác định thành phần tình thái trong câu văn sau: "Chả lẽ nhà cô không còn cái bình nào khác đẹp hơn?"

A. Chả lẽ

B. Không có

C. Đẹp hơn

Đáp án: A

Câu 5: Xác định thành phần tình thái trong câu sau: "Cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù có thể còn gay go, quyết liệt hơn nữa."

A. Cuộc đấu tranh

B. Kẻ thù

C. Có thể

D. Hơn nữa

Đáp án: C

Câu 6:

Nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Nghĩa tính thái phản ánh tâm trạng yêu ghét của nhân vật được nói đến trong câu.

B. Có thể chia nghĩa của câu làm 2 bộ phận: Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.

C. Nghĩa tình thái phản ánh thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc.

D. Nghĩa tình thái phản ánh thái độ, sự đánh giá của người nói đối với người đối thoại.

Đáp án: A

Câu 7:

Một câu có thể mập mờ về nghĩa tình thái, tức có thể hiểu theo những nghĩa tình thái khác nhau. Cho câu: “Nam có thể đến”, cách giải thích nào sau đây là hợp lí? 

A. Câu này chỉ có thể hiểu: Có thể là Nam sẽ đến.

B. Câu này chỉ có thể hiểu: Nam được phép đến.

C. Câu này chỉ có thể hiểu: Nam có khả năng để đến.

D. Tùy theo ngữ cảnh có thể hiểu theo A, B hoặc C.

Đáp án: D

Câu 8:

Khi A nói với B: “Hôm nay trời mưa đấy” thì ý A là gì?

A. Muốn hỏi B về khả năng hôm nay có mưa hay không để còn liệu các thứ. 

B. Muốn lưu ý B về khả năng hôm nay trời sẽ mưa, điều mà A cho rằng B chưa chú ý.

C. Thể hiện 1 sự đoán già, đoán non về khả năng hôm nay trời có mưa hay không.

D. Muốn có 1 sự đồng tình của B về khả năng trời hôm nay sẽ mưa.

Đáp án: B

Câu 9:

Tại sao câu sau đây là vô lí?

“Hồi ấy nó toan đi bộ đội rồi nó vào bộ đội thật.”

A. Vì đi bộ đội là nghĩa vụ của mọi thanh niên khi đến tuổi, không thể nói lơ mơ được.

B. Vì người viết không cho biết nó trong câu trên là bao nhiêu tuổi.

C. Vì có sự mâu thuẫn: vế đầu cho biết nó không đi bộ đội, vế sau nói ngược lại.

D. Vì người nói không thể hiện rõ thái độ của mình đối với việc nó đi bộ đội.

Đáp án: C

Câu 10:

Khi 1 ông bố nói về con mình: “Ai đời lúc ấy nó dám cãi lại tôi trước mặt mọi người” thì nhận định nào sau đây là không đúng? 

A. Việc đứa con cãi lại ông bố trước mặt mọi người là việc đã xảy ra.

B. Theo ông bố, việc con cái cãi lại bố mẹ là việc không chấp nhận được về đạo lí.

C. Ông bố bất ngờ và không hài lòng về việc đứa con cãi lại mình trước mặt mọi người.

D. Việc đứa con cãi lại ông bố không thể biết có xảy ra hay không.

Đáp án: D

Câu 11:

Nghĩa của câu có mấy thành phần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Câu 12:

Liệt kê thành phần nghĩa của câu?

A. Nghĩa sự việc, nghĩa tình thái

B. Nghĩa chính, nghĩa phụ, nghĩa bổ sung

C. Nghĩa thứ nhất, nghĩa thứ hai, nghĩa thứ ba, nghĩa thứ tư

D. Nghĩa sự việc, nghĩa cụ thể, nghĩa bao quát, nghĩa chi tiết.

Đáp án: A

Câu 13:

Khái niệm của nghĩa sự việc?

A. Bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó.

B. Là nghĩa đề cập đến một sự việc (hoặc một vài sự việc)

C. Là mệnh lệnh đối với một hành động liên quan đến sự việc nào đó.

Đáp án: B

Câu 14:

Nghĩa sự việc được biểu hiện như thế nào?

A. Thường được biểu hiện nhờ các thành phần phụ của câu.

B. Thường được biểu hiện nhờ chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

C. Thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.

Đáp án: C

Câu 15:

Khái niệm của nghĩa tình thái?

A. Là nghĩa đề cập đến một sự việc (hoặc một vài sự việc)

B. Bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó.

C. Là mệnh lệnh đối với một hành động liên quan đến sự việc nào đó.

Đáp án: B

Câu 16:

Cho các câu văn sau, xác định câu chỉ mang nghĩa tình thái?

"Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

A. Dạ bẩm

B. Thế ra y văn võ đều có tài cả.

C. Chà chà!

Đáp án: C

Câu 17:

Câu nào sau đây biểu hiện nghĩa sự việc hành động?

A. Xuân Tóc Đỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi mới xuống chỗ những người đi đưa.

B. Trời thu xanh ngắt mất tầng cao.

C. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.

D. Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng.

Đáp án: A

Câu 18:

Dòng nào dưới đây có câu biểu hiện nghĩa sự việc quá trình?

A. Giữa giường thất bảo ngồi trên một bà.

B. Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử/ Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.

C. Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

D. Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Đáp án: D

Câu 19:

Chọn từ thích hợp có thể điền vào chỗ trống để câu sau thể hiện đúng hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

"Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, ..... không phải là kẻ xấu hay vô tình."

A. hình như

B. có thể

C. lẽ nào

D. hẳn

Đáp án: D

Câu 20: Xác định thành phần nghĩa sự việc trong câu sau: "Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi."

A. Có lẽ

B. Có lẽ hắn cũng như mình,

C. Chọn nhầm nghề mất rồi.

D. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi.

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Vội vàng có đáp án

Trắc nghiệm Thao tác lập luận bác bỏ có đáp án

Trắc nghiệm Tràng Giang có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ có đáp án

Trắc nghiệm Đây thôn Vĩ Dạ có đáp án

1 1084 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: