TOP 40 câu Trắc nghiệm Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh (có đáp án 2022) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 778 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Câu 1:

Đoạn trích sau sử dụng những thao tác lập luận nào?

  Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi còn nhiều người giỏi hơn mình.Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của  nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa.

 (Hồ Chí Minh, Cần kiệm liêm chính)

A. Phân tích, so sánh

B. Bình luận

C. Chứng minh

D. Giải thích

Đáp án: A

Câu 2:

Khi nói về vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương, thao tác so sánh được dùng để chỉ ra tương đồng giữa vẻ đẹp của bà Tú với những những hình tượng phụ nữ khác trong ca dao, trong thơ Hồ Xuân Hương đúng hay sai? 

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 3:

Có ý kiến cho rằng trong bài văn nghị luận chỉ sử dụng duy nhất một thao tác lập luận. Điều này đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 4:

Để làm sáng tỏ vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương cần phải có những luận điểm nào?

A. Giới thiệu nhà thơ Tú Xương, bài thơ "Thương vợ" và hình tượng bà Tú.

B. Những vẻ đẹp của hình tượng bà Tú.

C. Nghệ thuật xây dựng hình tượng bà Tú.

D. Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng bà Tú và liên hệ, bày tỏ cảm nghĩ của bản thân.

E. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: E

Câu 5:

Mục đích vận dụng thao tác lập luận phân tích, so sánh trong đoạn văn sau là gì?

  "Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi còn nhiều người giỏi hơn mình.Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của  nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa."

 (Hồ Chí Minh, Cần kiệm liêm chính)

A. Giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về vấn đề tự kiêu, tự đại trong mỗi con người.

B. Giúp người đọc nhận thức rõ vấn đề: bản thân sự hiểu biết, tài năng của mỗi người bao giờ cũng có giới hạn nhất định.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 6: "Trong văn bản nghị luận, người ta thường kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh, rất ít trường hợp sử dụng riêng nhằm tạo hiệu quả cao hơn trong việc thuyết phục.". Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 7: Cho đoạn văn:

Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người khác hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn.

(Hồ Chí Minh - Cần kiệm liêm chính)

Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận nào?

A. So sánh

B. Lập luận phân tích

C. Cả hai thao tác trên

Đáp án: C

Câu 8: Từ đoạn văn ở câu 8, có kết luận gì về việc vận dụng nhiều thao tác lập luận trong một bài/đoạn văn?

A. Cần phải lựa chọn, ưu tiên thao tác lập luận chủ đạo

B. Căn cứ vào mục đích nghị luận để lựa chọn thao tác lập luận thích hợp

C. Cả hai ý trên

Đáp án: C

Câu 9: Cho đoạn văn:

Thanh Tâm Tài Nhân nói đến Từ Hải trên bốn mươi trang giấy, Nguyễn Du chỉ nói trong mấy trang, mười phần bỏ đi tám. Tuy thế, trong Nguyễn Du có những điều trong Thanh Tâm Tài Nhân không có. Những điều có thể gợi hình ảnh của một vị anh hùng. Từ Hải cùng ở với KIều năm tháng rồi biệt Kiều mà đi . Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói thế. Nguyễn Du kỹ hơn:

Nửa năm hương lúa đương nồng

Trượng phu thoát đã động lòng bốn phương.

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. Con người này quả không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, hay một làng. Con người này là của trời đất, của bốn phương. Một người như thế lúc ra đi ắt cũng không tầm thường như Thanh Tâm Tài Nhân tưởng.

Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận nào?

A. So sánh

B. Lập luận phân tích

C. Cả hai thao tác trên

Đáp án: C

Câu 10: Khi nói về vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương, thao tác so sánh được dung để chỉ ra tương đồng giữa vẻ đẹp của bà Tú với những những hình tượng phụ nữ khác trong ca dao, trong thơ Hồ Xuân Hương đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 11:

Trong phép lập luận so sánh, trình tự sau đúng hay sai ?

1. Xác định nội dung, đối tượng

2. Xác định mục đích so sánh

3. Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất

4. Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượng

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 12:

Cách làm khi phân tích:

A. Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết.

B. Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội dung, ý nghĩa.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng.

D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Đáp án: B

Câu 13: Đọc đề bài sau và trả lời các câu hỏi: Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh/chị hãy phân tích hai căn bệnh trên.

A. Khái niệm, biểu hiện và tác động của tự ti

B. Khái niệm, biểu hiện và tác động của tự phụ

C. Bài học liên hệ bản thân

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 14:

Với đề bài trên có thể kết hợp thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận tổng hợp được hay không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 15: Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng hét loa.
(Trần Tế Xương)

 

Hai câu thơ được trích dẫn trong bài thơ nào của Trần Tế Xương?

A. Vịnh khoa thi Hương

B. Thương vợ

C. Năm mới chúc nhau

D. Sông Lấp

Đáp án: A

Giải thích:

Câu 16:

Hình ảnh chính nào được nhắc đến trong hai câu thơ?

A. Sĩ tử và quan trường

B. Vai đeo lọ và miệng thét loa

C. Lôi thôi và ậm ọe

Đáp án: A

Câu 17: Với dòng thơ: "Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ" khiến người đọc liên tưởng đến điều gì?

A. Hình ảnh người sĩ tử ung dung tham dự kì thi, không lo lắng hay hồi hộp gì cả

B. Hình ảnh người sĩ tử vất vả đi thi, học đến nỗi không để ý đến vẻ ngoài bản thân

C. Hình ảnh người sĩ tử nhà nghèo, dành dụm tất cả để đi thi mong thăng quan tiến chức

D. Hình ảnh người sĩ tử đi thi nhưng mất đi vẻ nghiêm trang, sự sa sút về “nho phong sĩ khí"

Đáp án: D

Câu 18: Dòng thơ "Ậm ọe quan trường miệng thét loa" gợi lên điều gì?

A. Quan giám thị trông thi phong thái ngút ngàn, sĩ tử nào đi thi cũng ngưỡng mộ

B. Quan trường oai phong đứng giữa trường thi để thị uy với sĩ tử

C. Quan trường thấp hèn với giọng điệu ngọng nghịu, cố tỏ vẻ oai phong, đầy giả tạo

Đáp án: C

Câu 19: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ trên?

A. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng, cảm xúc và nghệ thuật đảo ngữ

B. Nghệ thuật sử dụng đảo ngữ

C. Nghệ thuật điệp ngữ

D. Nghệ thuật hoán dụ chuyển đổi cảm giác

Đáp án: A

Câu 20:  Phân tích cần đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận nhưng cần lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung của đối tượng. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Hạnh phúc của một tang gia có đáp án

Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ báo chí có đáp án

Trắc nghiệm Một số thể loại văn học: thơ, truyện có đáp án

Trắc nghiệm Chí Phèo - Phần 1: Tác giả Nam Cao có đáp án

Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) có đáp án

1 778 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: