TOP 40 câu Trắc nghiệm Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2 (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 1,186 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2

Câu 1:

Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì:

A. Ngôn ngữ bao gồm những yếu tố cho mọi thành viên trong xã hội.

B. Có các quy tắc ngữ pháp chung là mọi thành viên phải tuân thủ như: tổ chức câu, trật tự từ, dấu câu,...

C. Là sản phẩm chung của xã hội, được dùng làm phương tiện giao tiếp xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Câu 2:

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến đổi hình thái.

B. Âm tiết nào trong tiếng Việt cũng mang thanh điệu.

C. Chơi chữ bằng cách nói lái là một hiện tượng thú vị của tiếng Việt.

D. Cả A, B và C

Đáp án: D

Câu 3:

Lời nói là sản phẩm của cá nhân vì: 

A. Sự vận động các yếu tố chung để tạo thành lời nói cụ thể.

B. Vận dụng linh hoạt các quy tắc ngữ pháp.

C. Mang dấu ấn cá nhân về nhiều phương diện như: trình độ, hoàn cảnh sống, sở thích cá nhân.

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Câu 4:

Trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh có câu: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.” Nhận định nào sau đây nói đúng hiệu quả diễn đạt của cách viết câu như vậy?

A. Cách viết rất tiết kiệm, một câu có thể biểu thị ba sự kiện.

B. Cách viết câu ghép không cần có từ nối là một sáng tạo độc đáo của tác giả.

C. Cách viết truyền cảm, tác động mạnh đến người đọc vì thể hiện được sự nối tiếp nhanh chóng của các sự kiện.

D. Cách viết rất hay vì đã dựa trên quy tắc ngữ pháp chung của tiếng Việt.

Đáp án: C

Câu 5:

Câu nào trong số các câu sau đây là câu nghi vấn tu từ?

1. Mày muốn lôi thôi gì?

2. Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế này thôi ư?

3. Nhưng thị làm gì mà hắn chửi?

4. Mà hắn có quyền gì chửi thị?

A. Không có câu nghi vấn tu từ nào.

B. Tất cả đều là câu nghi vấn tu từ.

C. Chỉ có câu B và C

D. Chỉ có câu D

Đáp án: B

Câu 6:

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến đổi hình thái.

B. Âm tiết nào trong tiếng Việt cũng mang thanh điệu.

C. Chơi chữ bằng cách nói lái là một hiện tượng thú vị của tiếng Việt.

D. Cả A, B và C

Đáp án: D

Câu 7:

Trong bản "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh có câu: "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.". Nhận định nào sau đây nói đúng hiệu quả diễn đạt của cách viết câu như vậy?

A. Cách viết rất tiết kiệm, một câu có thể biểu thị ba sự kiện.

B. Cách viết câu ghép không cần có từ nối là một sáng tạo độc đáo của tác giả.

C. Cách viết truyền cảm, tác động mạnh đến người đọc vì thể hiện được sự nối tiếp nhanh chóng của các sự kiện.

D. Cách viết rất hay vì đã dựa trên quy tắc ngữ pháp chung của tiếng Việt.

Đáp án: C

Câu 8:

Cho hai câu:

- Nhỡ ra trời mưa

- May ra trời mưa

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Nghĩa sự việc ở hai câu là khác nhau

B. Trong cả hai câu, người nói (viết) cho rằng nếu "mai mưa" thì đó là một điều không tốt.

C. Trong cả hai câu, người nói (viết) cho rằng nếu "mai mưa" thì đó là một điều tốt.

D. Thái độ hay cách đánh giá của người nói (viết) ở hai câu là khác nhau.

Đáp án: D

Câu 9:

Câu nghi vấn tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" (Đây thôn Vĩ Dạ) có hàm ý gì?

A. Trách nhẹ nhàng

B. Lời khẳng định

C. Phủ định

D. Hỏi nguyên nhân

Đáp án: A

Câu 10:

Khi so sánh tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Pháp, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Từ tiếng Việt không biến đổi hình thái khi được dùng trong câu.

B. Âm tiết tiếng Việt và tiếng Pháp cũng có nghĩa hoặc tiềm tàng khả năng có nghĩa ở mức độ như trong tiếng Việt.

C. Âm tiết tiếng Việt có nghĩa hoặc tiềm tàng khả năng có nghĩa

D. Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu có thanh điệu, còn tiếng Anh và tiếng Pháp thì không

Đáp án: B

Câu 11: Cho hai câu:

- Thằng bé ăn mỗi một bát cơm

- Thằng bé ăn những một bát cơm

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Cả hai câu cùng có nghĩa sự việc giống nhau, là thằng bé "ăn một bát cơm"

B. Trong cả hai câu, người nói (viết) cho rằng thằng bé "ăn một bát cơm" là ít.

C. Trong cả hai câu, người nói (viết) cho rằng thằng bé "ăn một bát cơm" là nhiều.

D. Cả hai câu biểu thị cùng một thái độ hay cách đánh giá của người nói (viết).

Đáp án: D

Câu 12: Khi viết "Cũng may Thị Nở vào" (Nam Cao, Chí Phèo), tác giả cho rằng

A. Việc "thị Nở vào" là một việc chưa xảy ra

B. Việc "thị Nở vào" là một việc có thể xảy ra

C. Việc "thị Nở vào" là một việc chắc chắn xảy ra

D. Việc "thị Nở vào" là một việc đã xảy ra

Đáp án: D

Câu 13: Khi bà cô Thị Nở nói "Ai lại đi lấy cái thằng Chí Phèo" (Nam Cao, Chí Phèo), ý của câu nói là:

A. Có ai đó đã lấy Chí Phèo làm chồng rồi

B. Việc lấy Chí Phèo là việc không nên làm

C. Việc lấy Chí Phèo là việc nên làm

D. Bà ấy nghi ngờ việc đi lấy Chí Phèo của Thị Nở

Đáp án: B

Câu 14: Khi Thị Nở nghĩ về Chí Phèo: "cho hắn ăn tí gì mới được" (Nam Cao, Chí Phèo), ý của thị là:

A. Việc cho Chí Phèo "ăn tí gì" là việc không có gì cấp thiết.

B. Việc cho Chí Phèo "ăn tí gì" không phải trách nhiệm của thị.

C. Việc cho Chí Phèo "ăn tí gì" là việc rất khó khăn.

D. Việc cho Chí Phèo "ăn tí gì" là trách nhiệm của thị.

Đáp án: D

Câu 15: Câu nghi vấn tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" (Đây thôn Vĩ Dạ) có hàm ý gì?

A. Trách nhẹ nhàng

B. Lời khẳng định

C. Phủ định

D. Hỏi nguyên nhân

Đáp án: A

Câu 16:. Lời giải thích đúng khái niệm Ngữ cảnh:

A. Ngữ cảnh là bối cảnh làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung ý nghĩa của lời nói.

B. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ 

C. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung ý nghĩa của lời nói.

D. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung ý nghĩa của lời nói.

Đáp án: D

Câu 17: Hiện tượng tách từ trong tiếng Việt đã dựa trên đặc điểm nào của tiếng Việt?

A. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu.

B. Tiến có thể hoạt động độc lập như một từ đơn.

C. Trật tự từ có vai trò quan trọng trong tổ chức của cụm từ và câu

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 18: Phong cách ngôn ngữ chính luận được dùng trong những loại văn bản nào?

A. Văn bản thể hiện lối ăn nói sinh động trong giao tiếp hàng ngày.

B. Những văn bản nghệ thuật đem lại xúc cảm thẩm mĩ cho người nghe, người đọc.

C. Những văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng như bản tin, phóng sự, quảng cáo

D. Những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường đối với những vấn đề chính trị, xã hội

Đáp án: D

Câu 19: Văn bản thuộc phong cách chính luận có những đặc điểm gì:

A. Tính công khai

B. Tính chặt chẽ trong lập luận

C. Tính truyền cảm mạnh mẽ

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 20: Lớp từ ngữ nào được dùng nhiều nhất trong văn bản chính luận

A. Lớp từ ngữ phong cách sinh hoạt

B. Lớp từ ngữ phong cách khoa học

C. Lớp từ ngữ chính trị

D. Lớp từ ngữ địa phương

Đáp án: C

Câu 21: Mục đích của văn bản chính luận là

A. thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ và lập luận.

B. Lôi kéo người đọc, người nghe ủng hộ quan điểm mà các cá nhân hoặc tổ chức nêu ra

C. thuyết phục người đọc ủng hộ bằng những dẫn chứng hùng hồn, cảm xúc chân thực của người viết

D. thuyết phục người đọc, người nghe bằng những quan điểm chính trị đúng đắn

Đáp án: A

 

Câu 22: Làng báo có giai thoại sau đây: Một phóng viên mới vào nghề, được căn dặn là nên viết càng ngắn gọn càng tốt. Anh ta gửi về tòa soạn bản tin về một vụ tai nạn như sau:

“Ông T.T.D bật diêm để xem xăng trong xe còn hay không. Xăng còn. Nạn nhân thọ 48 tuổi.”

Nhận xét nào nói đúng về cách viết trên?

A. Ngắn gọn, phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí.

B. Độc đáo, hấp dẫn người đọc, phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí.

C. Bảo đảm tính thông tin, tính thời sự của phong cách ngôn ngữ báo chí.

D. Quá ngắn gọn, không phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí.

Đáp án: D

Câu 23: Việc sử dụng những từ cùng trường từ vựng trong tác phẩm văn học nhằm mục đích

A. Chứng minh tác giả có vốn từ phong phú.

B. Đat đến một hiệu quả diễn đạt nào đó.

C. Đảm bảo những yêu cầu của thể loại.

D. Chứng minh sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt.

Đáp án: B

Câu 24: Văn bản chính luận sử dụng các phương tiện diễn đạt đặc trưng nào?

A. Sử dụng nhiều từ ngữ chính trị

B. Câu văn có kết cấu chuẩn mực, hệ thống lập luận rõ ràng, logic; ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu.

C. Sử dụng biện pháp tu từ giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn, sinh động.

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 25: Tác phẩm nào sau đây không phải là văn bản chính luận?

A. Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh).

B. Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh).

C. Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh).

D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Hồ Chí Minh).

Đáp án: A

Câu 26: Nghiên cứu hai cách đặt đầu đề của báo sau đây:

- Chị Ma-ri cứu các em bé buộc phải làm nghề mại dâm.

- Ăng-gô-la thực hiện chính sách không liên kết và hợp tác với các nước Xã hội chủ nghĩa.

Nhận xét nào trong số các nhận xét sau đây là đúng?

A. Cách đặt đầu đề hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.

B. Cách đặt đầu đề ngắn gọn nhưng nói được nội dung chính của bài báo.

C. Cách đặt đầu đề quá dài, không phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí.

D. Cách đặt đầu đề mơ hồ, có thể gây hiểu nhầm.

Đáp án: D

Câu 27: Trời sắp mưa nhưng ông bố vẫn muốn đến sân vận động xem đá bóng. Trong gia đình, không ai ủng hộ ý tưởng đó.

Bà vợ bảo: “Có mà điên mới đi xem đá bóng dưới trời mưa”.

Cô con gái nói: “Tội gì mà đi xem đá bóng dưới trời mưa, hả bố?”

Cách nói khác nhau của bà vợ (Có mà điên) và cô con gái (Tội gì) chứng tỏ:

A. Cả 2 đều không thích bóng đá.

B. Cả 2 đều có cách nói riêng dựa trên nền tảng chung của tiếng Việt.

C. Phong cách khẩu ngữ trong lời bà vợ thể hiện rõ hơn so với lời cô con gái.

D. Phong cách khẩu ngữ là phong cách được sử dụng trong giao tiếp gia đình.

Đáp án: B

Câu 28: Những lỗi đặt câu sai mà thỉnh thoảng chúng ta vẫn bắt gặp (kiểu câu thiếu chủ ngữ: Qua tác phẩm cho ta thấy tinh thần hi sinh anh dũng của những nghĩa binh Cần Giuộc”) có thể coi là:

A. Hiện tượng rút gọn chủ ngữ, do nhu cầu giao tiếp.

B. Sự vận dụng lời nói cá nhân không đúng.

C. Những sáng tạo thuộc lời nói cá nhân.

D. Sự diễn đạt nhằm tạo ra cách nói riêng.

Đáp án: B

Câu 29: Nhóm từ nào dưới đây cùng trường từ vựng?

A. Hội họa, điêu khắc, điện ảnh, năng suất.

B. Môi trường, tài nguyên, sinh thái, nghệ thuật.

C. Nhà trường, thầy cô, học sinh, diễn viên.

D. Bàn, ghế, đi văng, tủ lạnh.

Đáp án: D

Câu 30: Ca dao có câu:

“Bà già mặc áo bông chanh,

Ngồi trong đám hẹ, nói hành nàng dâu.”

Cái hay của câu ca dao trên là gì?

A. Chơi chữ dựa trên các từ trái nghĩa

B. Chơi chữ dựa trên các từ đồng nghĩa

C. Chơi chữ dựa trên các từ cùng trường từ vựng

D. Cả A, B và C

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Ôn tập phần văn học (Kì 2) có đáp án

Trắc nghiệm Tóm tắt văn bản nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 có đáp án

Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối năm có đáp án

1 1,186 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: