TOP 40 câu Trắc nghiệm Tóm tắt văn bản nghị luận (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Tóm tắt văn bản nghị luận có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 755 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài: Tóm tắt văn bản nghị luận

Câu 1:

Văn bản tóm tắt cần phải như thế nào so với nội dung văn bản gốc?

A. Khác hoàn toàn

B. Phản ánh trung thực

C. Vừa khác hoàn toàn vừa phản ánh trung thực 

D. Cả A, B và C đều sai

Đáp án: B

Câu 2:

Đọc đoạn văn (a) bài 1, SGK Ngữ văn 11 tập 2, trang 118 và căn cứ vào nhan đề, phần mở đầu đã cho trong SGK, hãy xác định chủ đề nghị luận của văn bản.

A. Sự giàu có của In-đô-nê-xi-a

B. Sự đa dạng mà thống nhất của In-đô-nê-xi-a.

C. Sự nghèo nàn của In-đô-nê-xi-a.

D. Sự phát triển của In-đô-nê-xi-a.

Đáp án: B

Câu 3:

Thế nào là tóm tắt văn bản nghị luận? 

A. Là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc theo một mục đích định trước

B. Là trình bày y nguyên nội dung của văn bản gốc.

C. Là trình bày bổ sung thêm nội dung so với văn bản gốc theo một mục đích định trước.

D. Là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc theo một mục đích định trước

E. Là trình bày ngắn gọn, khái quát nghệ thuật của văn bản gốc.

Đáp án: A

Câu 4:

Đọc văn bản “Xin đừng lãng phí nước”, SGK ngữ văn 11 tập 2, trang 119 và cho biết vấn đề nghị luận ở đây là gì?

A. Mua bán nước ngọt

B. Sự lãng phí nước sạch

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: B

Câu 5:

Đọc đoạn văn (b) bài 1, SGK Ngữ văn 11 tập 2, trang 118 và căn cứ vào nhan đề, phần mở đầu đã cho trong SGK, hãy xác định chủ đề nghị luận của văn bản.

A. Xuân Diệu – nhà thơ lớn.

B. Xuân Diệu – nhà văn lớn.

C. Xuân Diệu – nhà nghiên cứu, phê bình văn học.

D. Xuân Diệu – nhà chính trị lớn.

Đáp án: C

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

"Lòng vị tha là biểu hiện cao đẹp nhất của vẻ đẹp tâm hồn con người. Vậy vị tha nghĩa là gì và đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống? Vị tha chính là sống vì người khác, không ích kỉ hay mưu lợi cá nhân với xuất phát điểm không gì khác ngoài một trái tim biết yêu thương đồng loại. Trong công việc, một con người có được đức tính này luôn đặt lợi ích tập thể lên trên tư lợi cá nhân, không lười biếng, ỷ lại hay tránh né, đùn đẩy trách nhiệm. Trong quan hệ với mọi người, họ luôn vui vẻ, hòa nhã, biết đồng cảm sẻ chia và sẵn lòng thứ tha cho lỗi lầm của kẻ khác. Bởi vậy, lòng vị tha giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Nó giúp ta tìm được sự bình an, thanh thản trong tâm hồn, giữ được cảm tình, sự tôn trọng từ những người xung quanh. Đồng thời, lòng vị tha cũng kéo người gần lại với nhau hơn, góp phần kiến tạo một xã hội lành mạnh và bác ái, nơi độc ác mưu toan không còn chỗ đứng. Và còn một điều ta luôn phải nhớ, sống vị tha không đồng nghĩa với việc nuông chiều, dung túng những thói hư tật xấu hay mượn hành động thiện nguyện để đánh bóng tên tuổi. Bởi chỉ những điều xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn mới có thể chạm tới trái tim người khác. Mỗi chúng ta hãy học cách lắng nghe, chia sẻ và tha thứ cho người khác cũng như chính bản thân mình, để lòng vị tha có thể lan tỏa mạnh mẽ và giúp cho cuộc đời đẹp đẽ, hạnh phúc hơn."

Câu 6:

Vấn đề nghị luận của văn bản trên là gì?

A. Lòng vị tha của con người

B. Vai trò của lòng vị tha trong cuộc sống

C. Cách vị tha của mỗi con người trong cuộc sống

D. Sự vị tha trong các tác phẩm văn học

Đáp án: A

Câu 7:

 Luận điểm nào được nói đến trong văn bản?

A. Khái niệm về lòng vị tha

B. Biểu hiện của lòng vị tha trong cuộc sống

C. Vai trò của lòng vị tha trong cuộc sống

D. Tất cả các nội dung trên

Đáp án: D

Câu 8:

Mục đích viết văn bản nghị luận trên là gì?

A. Phân tích ý nghĩa của lòng vị tha trong các tác phẩm văn học.

B. Một lời khuyên giúp người đọc hiểu và biết cách sống vị tha.

C. Làm rõ vai trò quan trọng của lòng vị tha trong xã hội.

Đáp án: B

Câu 9: Dòng nào sau đây tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản trên?

A. Lòng vị tha là biểu hiện cao đẹp nhất của vẻ đẹp tâm hồn con người. Có thể hiểu, vị tha chính là sống vì người khác, không ích kỉ hay mưu lợi cá nhân với xuất phát điểm không gì khác ngoài một trái tim biết yêu thương đồng loại. Lòng vị tha giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, giúp ta tìm được sự bình an, thanh thản trong tâm hồn, giữ được cảm tình, sự tôn trọng từ những người xung quanh.

B. Lòng vị tha là biểu hiện cao đẹp nhất của vẻ đẹp tâm hồn con người. Vị tha chính là sống vì người khác, không ích kỉ hay mưu lợi cá nhân với xuất phát điểm không gì khác ngoài một trái tim biết yêu thương đồng loại, biểu hiện cụ thể trong quan hệ, trong công việc. Lòng vị tha có thể lan tỏa mạnh mẽ và giúp cho cuộc đời đẹp đẽ, hạnh phúc hơn.

C. Lòng vị tha là biểu hiện cao đẹp nhất của vẻ đẹp tâm hồn con người. Vị tha chính là sống vì người khác, không ích kỉ hay mưu lợi cá nhân với xuất phát điểm không gì khác ngoài một trái tim biết yêu thương đồng loại. Sống vị tha không đồng nghĩa với việc nuông chiều, dung túng những thói hư tật xấu hay mượn hành động thiện nguyện để đánh bóng tên tuổi.

Đáp án: A

Câu 10:

 Căn cứ vào nhan đề và phần mở đầu, xác định chủ đề nghị luận của văn bản sau đây:

"Bên cạnh một Xuân Diệu - một nhà thơ, một Xuân Diệu - văn xuôi, còn có một Xuân Diệu - nghiên cứu, phê bình văn học. Cả về mẳ này, thành tựu ông đạt được cũng không kém phần bề thế, thậm chí phong phú và có chất hơn sự nghiệp của nhiều cây bút nghiên cứu, phê bình chuyên nghiệp."

A. Nói về Xuân Diệu là một tác giả chuyên nghiệp, đa tài. Ông có thể sáng tác trong nhiều lĩnh vực, một con người rất nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết.

B. Nói về Xuân Diệu, cuộc đời thăng trầm và những thành tựu xuất sắc ông đã đạt được.

C. Nói về Xuân Diệu với cảm hứng thơ ca bất tận, để lại nhiều thành tựu to lớn cho nền văn học nước nhà.

Đáp án: A

Câu 11:

Yêu cầu khi tóm tắt văn bản nghị luận là gì?

A. Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc, không được tự ý xuyên tạc hoặc thêm bớt.

B. Diễn đạt ngắn gọn xúc tích, loại bỏ những nội dung không phù hợp với mục đích tóm tắt văn bản.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 12:

Cách tóm tắt văn bản nghị luận như thế nào?

A. Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề, phần mở bài và kết thúc để lựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.

B. Đọc từng đoạn trong phần triển khai ý để nắm được các luận điểm và luận cứ làm sáng tỏ chúng.

C. Tìm cách diễn đạt lại các luận điểm, luận cứ một cách mạch lạc.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 13:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Xin đừng lãng phí nước

"Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước. Trong ý thức nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư” “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết! Nhưng đó là nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp.

Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này là có hạn. Tổng số nước ngọt trên trái đất ước tính chỉ có chưa đến một tỉ ki lo mét khối. Số nước đó được coi là đủ cho năm 1990 khi nhân loại có 3 tỉ người. Dự kiến đến năm 2025 nhân loại sẽ thêm ba tỉ người nữa, thành sáu tỉ người thì nguồn nước lấy đâu cho đủ?

Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng. Nước Xinh – ga – po hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua nước của Ma – lai – xi – a về chế biến. Một số nước ở Cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước. Trong khi đó, công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong công nghiệp càng nhiều, nước thải công nghiệp càng làm cho sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt.

Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm,.... Chúng ta hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau."

(Theo Thanh Ba, báo Nhân dân Chủ nhật)

Nguyên nhân chính nào dẫn đến nguồn nước bị lãng phí?

A. Sử dụng vô tư xả láng không cần giữ gìn gì hết

B. Dân số tăng, nhu cầu về nước tăng lên

C. Một số nước trên thế giới không đủ nước ngọt để dùng

D. Có sự tranh chấp về nguồn nước giữa các quốc gia

Đáp án: A

Câu 14: Vấn đề nghị luận của đoạn văn trên là gì?

A. Nguồn nước trên trái đất có hạn

B. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước

C. Sự lãng phí nước sạch

D. Giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau.

Đáp án: C

Câu 15:

Vì sao nhiều người chưa có ý thức tiết kiệm nước?

A. Coi nước là một tài nguyên do trời sinh

B. Có tầm mắt hạn hẹp chưa tính tới năm 2025 khi dân số lên tới 6 tỉ người

C. Coi nước là thứ tài sản cá nhân có thể tiêu xài theo nhu cầu

D. Không biết rằng nước ngọt trên trái đất chưa tới một tỉ ki lô mét khối

Đáp án: A

Câu 16:

Căn cứ vào nhan đề và phần mở đầu, xác định chủ đề nghị luận của văn bản sau đây:

"Bên cạnh một Xuân Diệu - một nhà thơ, một Xuân Diệu - văn xuôi, còn có một Xuân Diệu - nghiên cứu, phê bình văn học. Cả về mẳ này, thành tựu ông đạt được cũng không kém phần bề thế, thậm chí phong phú và có chất hơn sự nghiệp của nhiều cây bút nghiên cứu, phê bình chuyên nghiệp."

(Nguyễn Đăng Mạnh, Kinh nghiệm viết một bài văn, NXB Giáo Dục, 2006)

A. Nói về Xuân Diệu với cảm hứng thơ ca bất tận, để lại nhiều thành tựu to lớn cho nền văn học nước nhà.

B. Nói về Xuân Diệu, cuộc đời thăng trầm và những thành tựu xuất sắc ông đã đạt được.

C. Nói về Xuân Diệu là một tác giả chuyên nghiệp, đa tài. Ông có thể sáng tác trong nhiều lĩnh vực, một con người rất nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết.

Đáp án: C

Câu 17: Căn cứ vào nhan đề và phần mở đầu, xác định chủ đề nghị luận của văn bản sau đây:

"Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà cũng vừa thật thống nhất như In-đô-nê-xi-a. Sự đa dạng và thống nhất ấy được thể hiện trên nhiều yếu tố: từ địa hình, khí hậu tới thành phần dân tộc, từ đời sống con người tới lịch sử văn hóa."

(Theo Ngô Văn Danh, Tâm lí hướng tới sự thống nhất trong đa dạng của người In-đô-nê-xi-a)

A. Trong đất nước In-đô-nê-xi-a có đa dạng rất nhiều dân tộc nhưng họ hòa hợp, thống nhất với nhau.

B. In-đô-nê-xi-a là đất nước độc đáo nhất trên thế giới.

C. Trong đất nước In-đô-nê-xi-a có đa dạng rất nhiều dân tộc nhưng họ khó sống được hòa hợp với nhau.

Đáp án: A

Câu 18:

Đọc lại bài “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh (Ngữ văn 11, tập 2) và xác định chủ đề nghị luận.

A. Tinh thần thơ mới

B. Tinh thần thơ cũ

C. Sự khác nhau giữa thơ mới và thơ cũ

D. Cả A, B và C đều sai

Đáp án: A

Câu 19:

Vấn đề nghị luận của văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh được thể hiện ở?

A. Nhan đề

B. Các câu chủ đề của các đoạn

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 20:

Đọc lại bài “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh (Ngữ văn 11, tập 2) và cho biết bố cục của bài văn gồm mấy phần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Câu 21:

Mục đích viết văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh là gì?

A. Vạch rõ thực trạng không có luân lí xã hội ở nước ta.

B. Khuyến khích xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã hội.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 22:

Văn bản tóm tắt văn bản nghị luận cần diễn đạt?

A. Ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những thông tin không phù hợp

B. Đầy đủ

C. Bổ sung thêm

D. Cả A, B, C đều sai

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Ôn tập phần văn học (Kì 2) có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2 có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 có đáp án

Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối năm có đáp án

1 755 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: