TOP 40 câu Trắc nghiệm Chí Phèo - Phần 1: Tác giả Nam Cao (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Chí Phèo - Phần 1: Tác giả Nam Cao có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 8,647 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Chí Phèo - Phần 1: Tác giả Nam Cao

Bài giảng Ngữ văn 11 Chí Phèo - Phần 1: Tác giả Nam Cao

Câu 1:

Đối tượng nào được đề cập nhiều nhất trong các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám?

A. Nông dân nghèo và trí thức tiểu tư sản nghèo.

B. Giai cấp công nhân và thực dân.

C. Bọn địa chủ và thực dân tàn ác.

D. Bọn phong kiến và thực dân Pháp.

Đáp án: A

Câu 2:

“Chí Phèo” là tác phẩm của nhà văn nào sau đây?

A. Ngô Tất Tố

B. Vũ Trọng Phụng

C. Nam Cao

D. Nguyễn Công Hoan

Đáp án: C

Câu 3:

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là gì?

A. Nghệ thuật vị nhân sinh

B. Nghệ thuật nghịch dị

C. Nghệ thuật vị kỉ

D. Nghệ thuật vị nghệ thuật

Đáp án: A

Câu 4:

Tên thật của nhà văn Nam Cao là gì?

A. Nguyễn Tường Lân

B. Trần Hữu Tri

C. Nguyễn Tường Tam

D. Nguyễn Trung Thành

Đáp án: B

Câu 5:

Hình tượng nhân vật nào trong sáng tác của Nam Cao được xem như đạt tới mức của một “siêu điển hình ” nghệ thuật?

A. Lão Hạc

B. Chí Phèo

C. Hộ (Đời thừa)

D. Điền (Trăng sáng)

Đáp án: B

Câu 6:

Hình tượng nhân vật nào trong sáng tác của Nam Cao được xem như đạt tới mức của một “siêu điển hình ” nghệ thuật?

A. Lão Hạc

B. Chí Phèo

C. Hộ (Đời thừa)

D. Điền (Trăng sáng)

Đáp án: B

Câu 7:

Dòng nào sau đây nói đúng về năm sinh và năm mất của nhà văn Nam Cao?

A. Sinh năm 1912, mất năm 1939.

B. Sinh năm 1910, mất năm 1987.

C. Sinh năm 1917, mất năm 1951.

D. Sinh năm 1910, mất năm 1942.

Đáp án: C

Câu 8:

Trong các tác phẩm sau đây của Nam Cao, tác phẩm nào không thuộc về đề tài người trí thức nghèo?

A. Đời thừa

B. Một đám cưới

C. Trăng sáng

D. Nước mắt

Đáp án: B

Câu 9:

Tiền đề chủ quan nào đưa Nam Cao đến với con đường “Nghệ thuật vị nhân sinh”?

A. Từ sự bất công của xã hội.

B. Từ trái tim tràn đầy tình yêu thương đồng loại của chính Nam Cao.

C. Từ những trải nghiệm bản thân nhiều vất vả, lao đao, nghèo khổ

D. Từ truyền thống lá lành đùm lá rách của dân tộc ta.

Đáp án: B

Câu 10: Dòng nào sau đây nói đúng về quê hương của nhà văn Nam Cao?

A. Làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An

B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.

C. Làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, Lí Nhân, Hà Nam.

D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Đáp án: C

Câu 11: Nhan đề Chí Phèo được tác giả Nam Cao dùng để đặt cho tác phẩm từ lúc nào?

A. Năm 1951.

B. Năm 1941.

C. Năm 1946.

D. Trước năm 1941.

Đáp án: C

Câu 12: Nhan đề được nhà xuất bản đổi cho tác phẩm "Chí Phèo" khi in sách lần đầu là:

A. Đôi lứa xứng đôi

B. Cái lò gạch cũ

C. Làm Vũ Đại ngày ấy

D. Chí Phèo - Thị Nở

Đáp án: A

Câu 13: Đặc điểm nào không phải phong cách nghệ thuật của Nam Cao?

A. Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao.

B. Là nhà văn có giọng điệu buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương,…

C. Kết cấu truyện phóng túng, mang màu sắc chủ quan

D. Nam Cao luôn quan tâm đến thế giới tinh thần của con người, trong đó có vấn đề nhân phẩm.

Đáp án: C

Câu 14: Cuộc đời và con người của Nam Cao có ảnh hưởng dặc biệt gì đến các sáng tác nghệ thuật của ông

A. Là một con người đôn hậu chan chứa yêu thương, mang tâm sự, u uất bất đắc chí, và nỗi bi phẫn của người trí thức giàu tâm huyết trong cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người

B. Cuộc sống nội tâm phong phú luôn sôi sục, có khi căng thẳng.

C. Chịu nhiều thử thách trong cuộc sống, từng tham gia cách mạng và hoạt động ở nhiều điạ phương khác nhau.

D. Gắn bó sâu nặng, nhiều ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị xã hội áp bức, chà đạp.

E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Đáp án: E

Câu 15:

Dòng nào sau đây trong tác phẩm của Nam Cao đã nói lên sự “vô ích” của “nghệ thuật vị nghệ thuật”?

A. “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có” (Đời thừa).

B. “Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái sự công bình ... Nó làm cho người gần người hơn”. (Đời thừa)

C. “Chao ôi ! Chao ôi ! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ kiếp lầm than” (Trăng sáng).

D. “Nghệ thuật chính là cái ánh trăng huyền ảo làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa” (Trăng sáng).

Đáp án: C

Câu 16: Nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của Nam Cao là:

A. Tình cảm xót thương đến thống thiết cho những cảnh đời khốn khố.

B. Trong vũng lầy của xã hội cũ, các nhân vật của Nam Cao không có gì khác hơn là vũ khí tinh thần - sự tự ý thức để chống lại sự tha hoá, để bảo vệ lấy bản chất nhân đạo cho con người. Nói cách khác đó là bi kịch tự thức.

C. Một niềm tin tuyệt đối và phẩm chất tốt đẹp của con người, đặc biệt là đối tượng nông dân nghèo và trí thức nghèo trong xã hội cũ.

D. Phát hiện nỗi đau từ sâu thẳm và đồng cảm với những khát vọng hạnh phúc của những số phận con người nghèo khổ trong xã hội cũ.

Đáp án: D

Câu 17: Giá trị nhân đạo của tác phẩm Chí Phèo là

A. Lên án xã hội tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác.

B. Niềm cảm thông, chia sẻ, đau xót khi chứng kiến những con người hiền lành, lương thiện bị dày vò, tha hóa thành con quỷ dữ.

C. Khẳng định niềm tin của tác giả vào bản chất lương thiện của những người nông dân.

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 18: Khi in lần đầu, tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao có nhan đề là:

A. Chí Phèo.

B. Cái lò gạch bỏ không.

C. Cái lò gạch cũ.

D. Đôi lứa xứng đôi.

Đáp án: D

Câu 19: Những sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tập trung vào hai đề tài chính là gì ?

A. Cuộc sống của những người tầng lớp quý tộc và cuộc sống của người nông dân

B. Cuộc sống của những người tiểu tư sản trí thức nghèo và cuộc sống của người nông dân

C. Cuộc sống của tầng lớp tri thức và cuộc sống của người nông dân

D. Cuộc sống của tầng lớp tri thức và tiểu tư sản

Đáp án: B

Câu 20: Nam Cao được kết nạp vào Đảng năm bao nhiêu?

A. 1945

B. 1946

C. 1947

D. 1948

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Chí Phèo - Phần 2: Tác phẩm có đáp án

Trắc nghiệm Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu có đáp án

Trắc nghiệm Bản tin có đáp án

Trắc nghiệm Cha con nghĩa nặng có đáp án

1 8,647 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: