TOP 40 câu Trắc nghiệm Chữ người tử tù (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Chữ người tử tù có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 10828 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Chữ người tử tù

Bài giảng Ngữ văn 11 Chữ người tử tù

A.  Vài nét về Nguyễn Tuân

Câu 1:

Địa danh nào dưới đây là quê của Nguyễn Tuân?

A. Làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. 

B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định. 

C. Làng Hảo, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên. 

D. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyễn Tuân quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Câu 2:

Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương khi nào?

A. Khi đang học thành chung 

B. Trong tù ở Thái Lan 

C. Sau khi ra tù 

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích: Sau khi ra tù, Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương

Câu 3:

Nhận định nào dưới đây đúng về con người Nguyễn Tuân?

A. Ông là con người có cốt cách thanh cao, tài năng, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp. 

B. Ông là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa, kinh tế đến quân sự. 

C. Ông là người tài hoa uyên bác, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Phong cách nghệ thuật thâu tóm trong một chữ “ngông”. 

D. Ông là một tấm gương sáng trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyễn Tuân là một người tài hoa, uyên bác, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.

Câu 4:

Tác phẩm nào không phải của nhà văn Nguyễn Tuân? 

A. Vang bóng một thời 

B. Ngọn đèn dầu lạc 

C. Tùy bút Sông Đà 

D. Nắng trong vườn 

Đáp án: D

Câu 5:

Năm 1948 – 1957, Nguyễn Tuân giữ chức vụ nào sau đây?

A. Thư kí hội nhà văn Việt Nam. 

B. Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam. 

C. Chủ tịch hội nhà văn Việt Nam. 

D. Bí thư Trung ương Đảng.

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1948 – 1957, Nguyễn Tuân là Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam.

Câu 6:

Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm bao nhiêu?

A. 1995 

B. 1996 

C. 1997 

D. 1998

Đáp án: B

Giải thích: Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

Câu 7:

Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình như thế nào?

A. Gia đình công chức 

B. Gia đình có truyền thống yêu nước 

C. Gia đình nông dân 

D. Gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn

Đáp án: D

Giải thích: Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình nhà nho khi Hán học đã suy tàn

Câu 8:

Vì sao Nguyễn Tuân bị bắt đi tù?

A. Sang biên giới Thái Lan nhưng không có giấy phép. 

B. Có tư tưởng chống lại triều đình. 

C. Tham gia phong trào cách mạng. 

D. Đáp án A và B

Đáp án: A

Giải thích: Nguyễn Tuân bị bắt đi tù vì sang biên giới Thái Lan không có giấy phép.

B. Tìm hiểu chung về Chữ người tử tù

Câu 1:

Lời khuyên của Huấn Cao: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Ý nghĩa của lời khuyên là:

A. Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác 

B. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương. 

C. Cả hai đáp án trên đều đúng 

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao:

- Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.

=> Cái đẹp có tác dụng cảm hóa con người.

Câu 2:

"Chữ người tử tù" được trích trong tập truyện nào dưới đây?

A. Một chuyến đi 

B. Vang bóng một thời 

C. Nắng trong vườn

D. Đường vui

Đáp án: B

Giải thích: Tác phẩm in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

Câu 3:

Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8 là:

A. Mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mĩ. Ông đi tìm cái đẹp của quá khứ còn vương xót lại, vẻ đẹp “vang bóng một thời” 

B. Theo Nguyễn Tuân, cái đẹp có ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai; tài hoa có ở cá nhân đại chúng. 

C. Cả hai đáp án trên đều đúng 

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: A

Giải thích: Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”: mỗi trang viết của ông đều muốn chứng tỏ tài hoa, uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mĩ. Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương xót lại, vẻ đẹp “vang bóng một thời”.

Câu 4:

Giá trị nội dung của tác phẩm "Chữ người tử tù" là:

A. Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. 

B. Thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp. 

C. Bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà văn Nguyễn Tuân. 

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Giá trị nội dung:

- Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất.

- Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín

Câu 5:

Tác phẩm "Chữ người tử tù" được sáng tác sau Cách mạng tháng Tám. Đúng hay sai?

A. Đúng 

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Sai

- Chữ người tử tù được sáng tác trước cách mạng tháng Tám. Nhân vật chính là Huấn Cao, một con người tài hoa, không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang bất khuất.

Câu 6:

Những chi tiết nào dưới đây thể hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao?

A. “Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen là có cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó phải không?” 

B. “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm” 

C. “Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời” 

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa:

- Là người có “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp”. Hơn thế mỗi con chữ của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả một đời người.

- “Chữ ông Huân đẹp lắm, vuông lắm”

- “Có được chữ ông Huấn là có được vật báu ở trên đời”

=> Ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình: kính trọng những con người tài hoa, tài tử, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc

Câu 7:

Nhân vật chính trong "Vang bóng một thời" phần lớn là:

A. Những nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa, bất đắc chí. 

B. Những người lao động tài hoa, nghệ sĩ 

C. Cả hai đáp án trên đều đúng 

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: A

Giải thích: Vang bóng một thời là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Nhân vật chính trong Vang bóng một thời phần lớn là những nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa bất đắc chí.

Câu 8:

Ban đầu, tác phẩm "Chữ người tử tù" có tên là:

A. Dòng chữ cuối cùng 

B. Dòng chữ cuối 

C. Người tử tù 

D. Đêm cuối

Đáp án: A

Giải thích: Tác phẩm lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”.

C.  Phân tích Chữ người tử tù

Câu 1: “Cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy” trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là cảnh tượng nào sau đây?

A. Rồi một hôm, quản ngục mở khoá cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn...

B. Một buổi chiều lạnh, viên quản ngục tái nhợt người đi sau khi tiếp đọc công văn...

C. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực.

D. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt ri vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Đáp án: C

Câu 2: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” cỏ đoạn: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lọc lừa...” nhưng có “một ám thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn xô bồ”. Âm thanh đó là gì?

A. Tiếng côn trùng giữa đêm khuya tê tái, thê lương.

B. Tiếng chửi mắng của viên quản ngục đối với tù nhân.

C. Tiếng khóc sợ hãi của những tử tù sắp ra pháp trường.

D. Tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục.

Đáp án: D

Câu 3:

Cảnh cho chữ diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Sáng sớm 

B. Chiều tối 

C. Đêm khuya

Đáp án: C

Giải thích: Thời gian cho chữ là vào đêm khuya : “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”

Câu 4:

Tác giả Nguyễn Tuân không dùng hình ảnh nào để miêu tả về viên quản ngục trong tác phẩm chữ người tử tù:

A. “Người có tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt” 

B. “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” 

C. “Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ” 

D. “Cái thuần khiết bị đày vào giữa đống cặn bã”

Đáp án: C

Giải thích: Hình ảnh sai: “Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ”

Câu 5:

Chi tiết nào thể hiện rõ thái độ khinh miệt của Huấn Cao đối với quản ngục khi chưa hiểu được tấm lòng của quản ngục?

A. “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi từ nay đừng đặt chân vào đây nữa” 

B. “Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho” 

C. “Ông Huấn cố làm ra ý khinh bạc đến điều, ông Huấn đã đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quản ngục bị sỉ nhục. Đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ chả là những trò tiểu nhân thị oại này” 

D. “Ta cảm cái tầm lòng biệt nhỡ liên tài của các ngươi. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”

Đáp án: A

Giải thích:

Đối với quản ngục:

- Khi chưa hiểu tấm lòng quản ngục: Huấn Cao cho hắn là kẻ tiểu nhân, tỏ ra khinh biệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.

- Khi nhận ra tấm lòng quản ngục, Huấn Cao không những cho chữ mà còn coi quản ngục là tri âm, tri kỉ

=> Huấn Cao là hình tượng của vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang.

Câu 6:

Nội dung dưới đây đúng hay sai? “ Huấn Cao ý thức được tài năng của mình, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Cả cuộc đời mới cho chữ ba người bạn, không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình cho chữ ai bao giờ”

A. Đúng 

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

- Quan niệm cho chữ: trừ chỗ tri kỉ ngoài ra không vì vàng bạc, châu báu mà cho chữ : “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình cho chữ ai bao giờ”

Câu 7:

Hình tượng nhân vật Huấn Cao được tác giả Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu từ nhân vật lịch sử nào sau đây:

A. Cao Bá Quát 

B. Trương Hán Siêu 

C. Phạm Ngũ Lão 

D. Lý Thường Kiệt

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên mẫu: Cao Bá Quát, con người lỗi lạc thời trung đại

Điểm tương đồng:

- Huấn Cao đứng đầu một cuộc tạo phản chống lại triều đình. Cao Bá Quát là thủ lĩnh của nhân dân Mỹ Lương (Hà Tây) chống lại triều đình

- Huấn Cao và Cao Bá Quát đều có tài viết chữ rất đẹp

Câu 8: Dòng nào sau đây không phải là nhận định về nhăn vật viên quản ngục?

A. Là người có nhân cách, có lương tâm, nhưng trong một thời đại nhiễu nhương, phải đành lòng phục vụ cho một triều đại suy thoái.

B. Tư thế, suy nghĩ, cách ứng xử, hành động của ông là vẻ đẹp của một nhân cách hiên ngang, bất khuất toả sáng giữa đêm tối của một xã hội tù ngục vô nhân đạo.

C. Tiêu biểu cho những người tuy không sáng tạo được cái đẹp nhưng biết trân trọng, thực lòng yêu cái đẹp của tài hoa.

D. “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bàng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và biết giá người, biết trọng người ngay (...) là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn xô bổ”.

Đáp án: B

Câu 9: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là của tác giả nào sau đây?

A. Vũ Trọng Phụng

B. Nguyễn Tuân

C. Thạch Lam

D. Nguyễn Công Hoan

Đáp án: B

Câu 10: Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Nguyễn Tuân?

A. Sinh năm 1910, mất năm 1942.

B. Sinh năm 1915, mất năm 1951.

C. Sinh năm 1910, mất năm 1987.

D. Sinh năm 1912, mất năm 1939.

Đáp án: C

Câu 11: Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Tuân?

A. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội

B. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội

C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.

D. Làng Hảo, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên.

Đáp án: B

Câu 12: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trích từ tập nào sau đây?

A. Vang bóng một thời

B. Một chuyến đi

C. Chiếc lư đồng mắt cua

D. Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi.

Đáp án: D

Câu 13: Tập “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân gồm bao nhiêu truyện?

A. 8 truyện

B. 9 truyện

C. 10 truyện

D. 11 truyện

Đáp án: C

Câu 14: Đề tài nào sau đây không nằm trong chặng đường sáng tác của Nguyễn Tuân trước CMT8-1945?

A. Chủ nghĩa xê dịch

B. Đời sống truy lạc.

C. Chủ nghĩa xét lại

D. Vẻ đẹp vang bóng một thời.

Đáp án: B

Câu 15: Dòng nào sau đây biểu hiện đặc điểm con người Nguyễn Tuân?

A. Một tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.

B. Ý thức cá nhân phát triển rất cao

C. Rất mực tài hoa.

D. Một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình

E. Tất cả những ý trên.

Đáp án: E

Câu 16: Dòng nào sau đây thể hiện tình chất “tài hoa - uyên bác” trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước CMT8-1945?

A. Tiếp cận mọi sự vật ở phương diện văn hoá thẩm mĩ.

B. Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hoá nghệ thuật khác nhau đế quan sát hiện thực, sáng tạo hình tượng.

C. Luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ và sáng tạo nên những nhân vật tài hoa nghệ sĩ.

D. Tô đậm những cái gì thuộc về phi thường, xuất chúng, gây cảm giác mãnh liệt.

E. Tất cả các ý trên.

Đáp án: E

Câu 17:Dòng nào sau đây được xem là chủ đề truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân?
A. Cái đẹp có thể sản sinh từ đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với tội ác. Con người chỉ có thể và chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.

B. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là sự hoà quyện tuyệt vời giữa: tâm - tài - thiện - mĩ.

C. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một bài ca đầy cảm hứng, động viên con người hãy giữ và gắng giữ cái đẹp của thiên lương trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

D. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một bài ca ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa bất tử.

Đáp án: C

Câu 18: Dòng nào sau đây không phải là nhận định về nhân vật Huấn Cao?

A. Là người mang cái đẹp của tài hoa, hòa hợp với cái đẹp của khí phách, “thiên lương”.

B. Là người mang chí lớn không thành, nhưng trước sau vẫn coi thường gian truân, khổ ải, xem khinh cái chết dù biết nó đã kề bên, tư thế luôn hiên ngang, lồng lộng trên cái nền xám xịt của ngục tù.

C. Là người có nhân cách, có lương tâm, nhưng trong một thời đại nhiễu nhương, phải đành lòng phục vụ cho một triều đại suy thoái.

D. Tư thế, suy nghĩ, cách ứng xử, hành động của ông là vẻ đẹp của một nhân cách hiên ngang, bất khuất toả sáng giữa đêm tối của một xã hội tù ngục vô nhân đạo.

Đáp án: C

Câu 19: Dòng nào sau đây không thuộc giá trị nội dung truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân?

A. Ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa bất tử.

B. Nhân vật có sức hút mãnh liệt về khí tiết, nhân cách sống.

C. Ca ngợi cái đẹp toả ra từ “thiên lương” con người.

D. Lối kể chuyện vừa cổ kính vừa hiện đại, tả cảnh tạo tình huống và xây dựng tính cách độc đáo.

Đáp án: D

Câu 20:  Huấn Cao là kết tinh nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Nhân vật này được hư cấu từ nguyên mẫu nào sau đây?

A. Phan Bá Vành

B. Cao Bá Quát

C. Phan Đình Phùng

D. Đề Thám

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Luyện tập thao tác lập luận so sánh có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh có đáp án

Trắc nghiệm Hạnh phúc của một tang gia có đáp án

Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ báo chí có đáp án

Trắc nghiệm Một số thể loại văn học: thơ, truyện có đáp án

1 10828 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: