TOP 40 câu Trắc nghiệm Luyện tập thao tác lập luận phân tích có đáp án (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích có đáp án có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.
Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Luyện tập thao tác lập luận phân tích có đáp án
Câu 1:
Đoạn văn: “Vấn đề chính có lẽ là ở chỗ những hạn chế trong khuân khổ vật chất tạo nên bản thân cuốn sách truyền thống. Hiểu một cách thuần túy, sách chỉ là những tờ giấy, trên đó bằng cách này hay cách khác, thông qua ngôn ngữ được coi là những hệ thống tín hiệu, những ý nghĩ, thông tin được truyền đạt cho một đối tượng và đối tượng ấy sẽ nhận thức được vấn đề.” Sử dụng cách lập luận phân tích nào?
A. Phân loại
B. Liên hệ, đối chiếu
C. Cắt nghĩa
Đáp án: C
Câu 2: Nội dung của đoạn văn sau là gì?
“Vấn đề chính có lẽ là ở chỗ những hạn chế trong khuân khổ vật chất tạo nên bản thân cuốn sách truyền thống. Hiểu một cách thuần túy, sách chỉ là những tờ giấy, trên đó bằng cách này hay cách khác, thông qua ngôn ngữ được coi là những hệ thống tín hiệu, những ý nghĩ, thông tin được truyền đạt cho một đối tượng và đối tượng ấy sẽ nhận thức được vấn đề.”
A. Cấu tạo của sách.
B. Lợi ích của sách.
C. Hạn chế của sách.
D. Đặc điểm của sách.
Đáp án: D
Câu 3:
Trong đoạn văn: “Trong nửa sau của thế kỉ XX, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, vi-đê-ô và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?” tác giả nêu vấn đề bằng cách nào?
A. Nêu khái quát đặc điểm tình hình xã hội hiện nay
B. Liệt kê ra các phương tiện truyền thông hiện đại
C. Đặt câu hỏi về số phận của sách
D. So sánh sách với các phương tiện truyền thông khác
Đáp án: C
Câu 4: Đoạn văn sau đây nêu lên lên vấn đề gì?
“Trong nửa sau của thế kỉ XX, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, vi-đê-ô và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?”
A. Những lợi ích của việc tiếp thu thông tin từ sách.
B. Văn hóa đọc sách trong bối cảnh bùng nổ thông tin.
C. Quan điểm của tác giả về việc tiếp nhận thông tin.
D. Những lợi ích của các phương tiện truyền thông.
Đáp án: B
Câu 5:
Ý nào không dùng cho đề bài sau: “Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh/chị hãy phân tích hai căn bệnh trên.”
A. Phân tích những biểu hiện của thái độ tự ti và tự phụ.
B. Phân tích tác hại của thái độ tự ti và tự phụ.
C. Khẳng định một thái độ sống hợp lí
D. Khẳng định tác dụng của thái độ tự ti và tự phụ
Đáp án: D
Câu 6: Với dòng thơ: "Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ" khiến người đọc liên tưởng đến điều gì?
A. Hình ảnh người sĩ tử đi thi nhưng mất đi vẻ nghiêm trang, sự sa sút về “nho phong sĩ khí"
B. Hình ảnh người sĩ tử vất vả đi thi, học đến nỗi không để ý đến vẻ ngoài bản thân
C. Hình ảnh người sĩ tử nhà nghèo, dành dụm tất cả để đi thi mong thăng quan tiến chức
D. Hình ảnh người sĩ tử ung dung tham dự kì thi, không lo lắng hay hồi hộp gì cả
Đáp án: A
Câu 7: Dòng thơ "Ậm ọe quan trường miệng thét loa" gợi lên điều gì?
A. Quan giám thị trông thi phong thái ngút ngàn, sĩ tử nào đi thi cũng ngưỡng mộ
B. Quan trường oai phong đứng giữa trường thi để thị uy với sĩ tử
C. Quan trường thấp hèn với giọng điệu ngọng nghịu, cố tỏ vẻ oai phong, đầy giả tạo
Đáp án: C
Câu 8: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ trên?
A. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng, cảm xúc và nghệ thuật đảo ngữ
B. Nghệ thuật sử dụng đảo ngữ
C. Nghệ thuật điệp ngữ
D. Nghệ thuật hoán dụ chuyển đổi cảm giác
Đáp án: A
Đọc đề bài sau và trả lời các câu hỏi:
Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh/chị hãy phân tích hai căn bệnh trên.
Câu 9: Những luận điểm nào nên được phân tích?
A. Khái niệm, biểu hiện và tác động của tự ti
B. Khái niệm, biểu hiện và tác động của tự phụ
C. Bài học liên hệ bản thân
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 10: Với đề bài trên có thể kết hợp thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận tổng hợp được hay không?
A. Có
B. Không
Đáp án: A
Câu 11: Đoạn văn sau đây sử dụng cách lập luận phân tích nào?
"Vấn đề chính có lẽ là ở chỗ những hạn chế trong khuôn khổ vật chất tạo nên bản thân cuốn sách truyền thống. Hiểu một cách thuần túy, sách chỉ là những tờ giấy, trên đó bằng cách này hay cách khác, thông qua ngôn ngữ được coi là những hệ thống tín hiệu, những ý nghĩ, thông tin được truyền đạt cho một đối tượng và đối tượng ấy sẽ nhận thức được vấn đề."
A. Bình giá
B. Phân loại
C. Liên hệ, đối chiếu
D. Cắt nghĩa
Đáp án: D
Câu 12:
Phân tích cần đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận nhưng cần lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung của đối tượng. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Câu 13:
Hình ảnh chính nào được nhắc đến trong hai câu thơ sau:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng hét loa”?
A. Sĩ tử và quan trường
B. Vai đeo lọ và miệng thét loa
C. Lôi thôi và ậm ọe
Đáp án: A
Câu 14: Lập luận phân tích là gì?
A. Lập luận phân tích là vừa sử dụng lập luận, vừa phân tích vấn đề.
B. Lập luận phân tích là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
C. Lập luận phân tích là đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
D. Lập luận phân tích là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận và chỉ tập trung phân tích từng bộ phận.
Đáp án: B
Câu 15: Phân tích màu xanh trong câu thơ sau
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
(Nguyễn Khuyến)
A. Màu xanh là màu xanh của bầu trời
B. Màu xanh này gợi tả được cảnh trong veo và thật im vắng, yên tĩnh.
C. Màu xanh này gồm cả màu xanh của bầu trời, của cây cỏ
D. Cả A, B, C đều sai
Đáp án: B
Câu 16:
Dòng nào không nêu đúng các luận cứ cho luận điểm: Sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích ?
A. Nâng cao tầm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
B. Người đọc tự khám phá bản thân mình.
C. Chắp cánh cho ước mơ, sáng tạo và giúp việc diễn đạt tốt hơn.
D. Mang lại cho con người nguồn lợi về cả vật chất lẫn tinh thần.
Đáp án: D
Câu 17:
Với luận điểm: Tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, biển quảng cáo ở nước ta trong bài Chữ ta thì những luận cứ nào được đề cập tới?
A. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên.
B. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên.
C. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.
D. Tất cả các ý trên
Đáp án: D
Câu 18: Với luận điểm: Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, luận cứ nào không phù hợp?
A. Đất đai bị xói mòn, sạt lở, bị sa mạc hoá.
B. Không khí bị ô nhiễm.
C. Nguồn nước sạch bị nhiễm độc tố.
D. Đất trống đồi chọc đang được phủ xanh ở nhiều nơi
Đáp án: D
Đọc văn bản sau:
CẦN TẠO RA THÓI QUEN TỐT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng xách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.
Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… Thói quen này thành tệ nạn… Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác… Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.
Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.
Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
Hãy tìm hiểu bố cục của văn bản trên.
Câu 19:
Luận điểm của bài là?
A. Chúng ta làm gì để có thói quen tốt
B. Khái niệm thói quen tốt trong đời sống xã hội
C. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
D. Cả A,B,C đều đúng
Đáp án: C
Câu 20:
Tác giả đã lập luận như thế nào trong bài này để sáng tỏ luận điểm?
A. Phân tích tác hại của thói quen xấu – nhắc nhở mọi người tạo ra thói quen tốt để tạo nếp sống văn mình cho xã hội
B. Nhắc đến thói quen tốt sau đó phê phán thói quen xấu
C. Đan xen cả thói quen tốt và thói quen xấu vào nahu.
D. Cả A,B,C đều sai.
Đáp án: A
Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Lẽ ghét thương có đáp án
Trắc nghiệm Chạy giặc có đáp án
Trắc nghiệm Bài ca phong cảnh Hương Sơn có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án