TOP 40 câu Trắc nghiệm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 4,086 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bài giảng Ngữ văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Phần 1: Tác giả)

Bài giảng Ngữ văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Phần 2: Tác phẩm)

A. Phần 1: Tác giả

Câu 1:

Đáp án nào không nói đúng ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"?

A. Bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ 

B. Vì sự bền vững của triều đình 

C. Giữ gìn từng miếng cơm manh áo 

D. Khẳng định lẽ sống cao đẹp của thời đại

Đáp án: B

Giải thích: Những người nghĩa sĩ Cần Giuộc hi sinh không phải để bảo vệ sự bền vững của triều đình. Khi thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn không có tinh thần phản kháng, bạc nhược, đặt lợi ích của dòng họ lên trên lợi ích của đất nước.

Câu 2:

Bài văn tế nào dưới đây có giọng điệu hài hước, dí dỏm, khác biệt so với những bài thơ khác?

A. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) 

B. Văn tế Phan Chu Trinh ( Phan Bội Châu) 

C. Văn tế sống vợ (Trần Tú Xương) 

D. Văn tế Trương Quỳnh Như (Phạm Thái)

Đáp án: C

Giải thích: Âm hưởng chung của các bài văn tế là bi thương, nhưng sắc thái biểu cảm của mỗi bài có thể khác nhau. Có bài chỉ thuần túy là một tiếng khóc Văn tế Trương Quỳnh Như nhưng cũng có bài mang tính sử thi bi tráng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Văn tế Phan Chu Trinh. Đặc biệt, có khi văn tế được viết trong những hoàn cảnh khác, nhằm mục đích khác. Tú Xương làm bài thơ Văn tế sống vợ với giọng điệu hài hước, hóm hỉnh.

Câu 3:

Tác giả bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là ai?

A. Nguyễn Đình Chiểu 

B. Chu Mạnh Trinh 

C. Trần Tú Xương 

D. Nguyễn Khuyến

Đáp án: A

Giải thích: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

Câu 4:

"Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" thuộc thể loại nào?

A. Truyện 

B. Văn tế 

C. Hát nói 

D. Cáo

Đáp án: B

Giải thích: Thể loại của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là văn tế (ngày nay còn gọi là điếu văn). Văn tế là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế - tưởng.

Câu 5:

Bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" viết về:

A. Những người lính ở Cần Giuộc chống lại giặc Pháp 

B. Những sĩ phu yêu nước ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp 

C. Những người nông dân ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp 

D. Người dân Nam Bộ đứng lên chống Pháp

Đáp án: C

Giải thích: Bài văn tế tạc khắc nên hình tượng những người nông dân ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp, hào hùng mà bi tráng, tượng trưng cho tinh thần yêu nước, hào hùng của nhân dân ta.

Câu 6:

Ý nào không phải nét đặc sắc nghệ thuật trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"?

A. Sử dụng lối văn biền ngẫu, uyển chuyển, giàu hình ảnh 

B. Ngôn ngữ chân thực, giàu cảm xúc 

C. Thủ pháp liệt kê, đối lập 

D. Ngôn ngữ, hình ảnh bóng bẩy 

Đáp án: D

Giải thích:

Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng lối văn biền ngẫu, uyển chuyển, giàu hình ảnh

- Ngôn ngữ chân thực, giàu cảm xúc

- Thủ pháp liệt kê, đối lập

Câu 7:

Nhận định nào sau đây không đúng với tinh thần bài thơ "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"?

A. Tác giả khắc hoạ thành công hình tượng bất tử và vẻ đẹp bi tráng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc thành bức tượng đài nghệ thuật có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời Trung đại. 

B. Là tiếng khóc cao cả, thiêng liêng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc. 

C. Là tiếng khóc bi luỵ của nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những nghĩa sĩ cần Giuộc. 

D. Đây là một thành tựu rực rỡ về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế này.

Đáp án: C

Giải thích: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không phải là tiếng khóc bi lụy của Nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Câu 8:

Bài văn tế thường có bố cục gồm những phần nào?

A. Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết 

B. Đề, lung khởi, ai vãn, kết 

C. Đề, thích thực, ai vãn, kết 

D. Lung khởi, thích thực, luận, kết

Đáp án: A

Giải thích:

Bố cục bài văn tế thường có các phần:

- Lung khởi: cảm tưởng khái quát về người chết

- Thích thực: hồi tưởng công đức của người chết

- Ai vãn: than tiếc người chết

- Kết: nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn của người chết.

Câu 9:

"Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Cuối năm 1859 

B. Cuối năm 1860 

C. Cuối năm 1861 

D. Cuối năm 1862

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1861, vào đêm 14 – 12, nghĩa quân tấn công vào đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc nhưng cuối cùng lại thất bại. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, để tưởng nhớ công ơn những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc.

Câu 10:

Mục đích của tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là:

A. Tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc 

B. Tưởng nhớ công ơn của những người binh lính đã triều đình đã anh dũng đứng lên chống giặc 

C. Cả hai đáp án trên đều đúng 

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: A

Giải thích: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc

B. Phần 2: Tác phẩm

Câu 1:

Tiếng than “Hỡi ôi!” thể hiện:

A. Tình cảm thương xót đối với người đã khuất 

B. Tiếng kêu nguy ngập, căng thẳng của đất nước trước giặc ngoại xâm 

C. Cả hai đáp án trên đều đúng 

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

Mở đầu: “Hỡi ôi!”:

- Tiếng than thể hiện tình cảm thương xót đối với người đã khuất

- Tiếng kêu nguy ngập, căng thẳng của đất nước trước giặc ngoại xâm

=> Tiếng than lay động lòng người, nỗi xót xa, đau đớn trong lòng của tác giả

Câu 2:

Tiếng khóc thương cho những người nghĩa sĩ đã hi sinh được cộng hưởng từ những nguồn cảm xúc nào? 

A. Nỗi tiếc, ân hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành. 

B. Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân 

C. Nỗi căm giận kẻ thù 

D. Nỗi cảm phục và tự hào vì những người nông dân bình thường đã dám đứng lên bảo vệ quê hương, đất nước 

E. Biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ 

F. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: F

Giải thích:

Tiếng khóc được cộng hưởng từ nhiều nguồn cảm xúc khác nhau:

- Nỗi tiếc, ân hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành.

- Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân, tổn thương không thể bù đắp đối với những người mẹ già, vợ trẻ

- Nỗi căm giận kẻ thù gây nên nghịch cảnh éo le hòa chung tiếng khóc uất ức, nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của đất nước

- Nỗi cảm phục và tự hào vì những người nông dân bình thường đã dám đứng lên bảo vệ quê hương, đất nước

- Biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ đời đời được nhân dân ngưỡng mộ và Tổ quốc ghi công

Câu 3:

Nội dung câu: "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ" (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu) gần với câu tục ngữ:

A. Trâu chếp để da, người ta chết để tiếng” 

B. “Chết thằng gian, chẳng chết người ngay” 

C. “Người chết, nết còn” 

D. “Chết vinh còn hơn sống nhục”

Đáp án: D

Giải thích:

Câu văn trên có ý nghĩa là : thà chết mà có tinh thần, ý chí chống kẻ thù, về gặp tổ tiên cũng vinh quang, còn hơn cuộc sống làm nô lệ cho thực dân Pháp

=> Câu tục ngữ có nghĩa tương tự: “Chết vinh còn hơn sống nhục”.

Câu 4:

Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?

A. "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó".

B."Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ". 

C. "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ". 

D. "Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ".

Đáp án: A

Giải thích:

Câu văn thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của người nghĩa sĩ Cần giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó”. Bài học lớn nhất của người nghĩa sĩ để lại cho đất nước và nhân dân là bài học về sống và chết. Sống hiên ngang. Chết bất khuất. Tâm thế ấy đã tô đậm chất bi tráng cho “tượng đài nghệ thuật” về người nông dân đánh giặc.

Câu 5:

“ Hai câu cuối thể hiện niềm thành kính thiêng liêng, giọt nước mắt chân thành của Nguyễn Đình Chiểu trước hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc”

A. Đúng 

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

“Hỡi ôi thương thay

Có linh xin hưởng”

=> Hai câu cuối thể hiện niềm thành kính thiêng liêng của tác giả trước hình tượng người nghĩa sĩ nông dân: nước mắt anh hùng lau chẳng ráo => Giọt nước mắt chân thành của Nguyễn Đình Chiểu

Câu 6:

Các từ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: "Hỡi ôi, Khá thương thay, Ôi thôi thôi, Hỡi ôi thương thay" có ý nghĩa gì?

A. Là những từ thể hiện tình cảm tiếc thương của người đứng tế đối với người đã mất 

B. Là những từ mở đầu cho những bước ngoặt trong cuộc đời của người đã mất 

C. Là những từ bắt buộc phải có trong hình thức của bài văn tế, không có giá trị nội dung. 

D. Là những tiếng hô to để tạo sự chú ý của người nghe về những điểm nhấn trong cuộc đời người đã mất

Đáp án: A

Giải thích: Những từ trên thể hiện tình cảm thương tiếc của người đứng tế đối với người đã mất

Câu 7:

Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” sử dụng nghệ thuật gì?

A. Nghệ thuật đối 

B. Đảo ngữ 

C. Liệt kê 

D. Ẩn dụ

Đáp án: A

Giải thích:

Nghệ thuật đối “Súng giặc đất rền”- “Lòng dân trời tỏ”, phác họa khung cảnh bão táp của thời đại.

=> Hình ảnh không gian to lớn “đất”, “trời” kết hợp những động từ gợi sự khuyếch tán âm thanh, ánh sáng “rền”, “tỏ” : Sự đụng độ giữa thế lực xâm lược hung bạo với vũ khí tối tân và ý chí chiến đấu của nhân dân ta.

Câu 8:

Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài thơ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)

A. “Một bàn cờ thế phút sa tay” 

B. “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy” 

C. “Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây” 

D. “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”

Đáp án: D

Giải thích: Câu “Súng giặc đất rền;lòng dân trời tỏ” gợi liên tưởng đến câu thơ “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”. Tiếng súng Tây lần đầu được đưa vào trong văn học. Hai câu thơ đều gợi ra khung cảnh tàn khốc, ác liệt.

Câu 9:

Câu sau sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào? “Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.”

A. Liệt kê 

B. Điệp từ 

C. So sánh 

D. Tất cả các đáp án trên 

E. Đáp án A, B

Đáp án: E

Giải thích:

Nghệ thuật:

- Điệp từ: “việc”, “tập”

- Liệt kê

=> Những người nghĩa sĩ xuất thân là nông dân. Khi đất nước chưa bị giặc xâm lược, họ là những người nông dân hiền lành, chất phác, quen chân lấm tay bùn. Vì vậu việc “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ” là những việc xa lạ với họ. Họ không hiểu biết về công việc nhà binh.

 

Câu 10:

Trước khi giặc đến, cuộc sống của những người nông dân như thế nào?

A. Chịu khó, lam lũ, vất vả nhưng vẫn nghèo túng 

B. Cuộc sống gắn bó với ruộng đồng 

C. Xa lạ, không hiểu biết công việc nhà binh, chiến tranh 

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Cuộc sống những người nông dân trước khi giặc đến:

+ Từ láy “cui cút” tái hiện cuộc sống chịu khó, lam lũ, bao lo toan, vất vả nhưng vẫn nghèo túng của những người nông dân.

+ Cuộc sống gắn bó với ruộng đồng, con trâu, cái cày.

+ Họ là những người nông dân hiền lành, chất phác, xa lạ, không hiểu biết công việc nhà binh, chiến tranh.

Câu 11:

Hành động của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc được xem là:

A. Hành động bộc phát 

B. Hành động tự giác 

C. Hành động do cảm tính 

D. Hành động theo người khác

Đáp án: B

Giải thích: Hành động của những người nghĩa sĩ là hành động tự giác. Họ nhận thức được trách nhiệm của mình với đất nước, họ hành động mà không phải “nào đợi ai đòi ai bắt”.

Câu 12:

Khi giặc đến, người nông dân đã có hành động như thế nào?

A. Đợi sự chống trả của quân triều đình 

B. Dời bỏ quê hương đi lánh nạn 

C. tự nguyện bổ sung vào đội quân chiến đấu với quyết tâm sắt đá.

Đáp án: C

Giải thích: Khi giặc đến, “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình”; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”, nhận thấy trách nhiệm của mình trước hoàn cảnh đất nước, người nông dân đã tự nguyện bổ sung vào đội quân chiến đấu với quyết tâm sắt đá.

Câu 13:

Nội dung nào không đúng về cuộc chiến đấu chống kẻ thù của nghĩa sĩ Cần Giuộc?

A. Cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị vũ khí hiện đại

B. Binh thư, binh pháp không quen, không biết 

C. Người chiến sĩ theo tình cảm tự nhiên, không tính toán, quả cảm, khí thế vũ bão.

D. Lực lượng không quen binh đao 

Đáp án: A

Câu 14: Những điểm nào sau đây biểu hiện giá trị nghệ thuật của bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”?

A. Độc đáo trong cách xây dựng hình tượng nhân vật.

B. Ngôn ngữ sinh động, trong sáng và bình dị.

C. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính trữ tình và hiện thực.

D. Tất cả các ý.

Đáp án: D

 

Câu 15: Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Cuối năm 1861

B. Cuối năm 1862

C. Cuối năm 1863

D. Cuối năm 1864

Đáp án: A

Câu 16: Thành Gia Định thất thủ vào ngày, tháng, năm nào sau đây?

A. Ngày 17/2/1859

B. Ngày 17/2/1860

C. Ngày 17/2/1861

D. Ngày 17/2/1862

Đáp án: A

Câu 17:  Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Nguyễn Đình Chiểu viết tế những nghĩa quân hy sinh trong cuộc tập kích đồn Chí Hoà.

B. Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn này theo đề nghị của tuần phủ Đỗ Quang, để tế những nghĩa quân hy sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở cần Giuộc đêm 06-2-1861.

C. Nguyễn Đình Chiểu viết bài vãn này để tế những nghĩa quân của Trương Định đã hy sinh ở Gò Công.

D. Nguyễn Đình Chiếu viết bài văn này nhân mùa Vu lan 1861, để tế những oan hồn nghĩa sĩ hy sinh vì đất nước trong công cuộc chống Pháp ở Nam Kỳ.

Đáp án: B

Câu 18: Những nhận định và cảm nhận nào sau đây không đúng với tinh thần bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Tác giả khắc hoạ thành công hình tượng bất tử và vẻ đẹp bi tráng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc thành bức tượng đài nghệ thuật có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời Trung đại.

B. Là tiếng khóc cao cả, thiêng liêng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc.

C. Là tiếng khóc bi luỵ của nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những nghĩa sĩ cần Giuộc.

D. Đây là một thành tựu rực rỡ về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế này.

Đáp án: C

Câu 19: Bố cục bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” được chia thành mấy phần?

A. Một phần: ai vãn

B. Hai phần: lung khởi và kết

C. Ba phần: lung khởi, thích thực, kết

D. Bốn phần: lung khởi, thích thực, ai vãn, kết.

Đáp án: D

Câu 20: Nhận định về giọng diệu, âm hưởng từng đoạn của bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, nào sau đây là không hợp lí?

A. Đoạn 1: trang trọng.

B. Đoạn 2: từ trầm lắng khi hồi tưởng, chuyển sang hào hùng, sảng khoái khi kể lại chiến công.

C. Đoạn 3: trầm buồn, sâu lắng, có những câu thể hiện sự xót xa, đau đớn, nhưng không bi luỵ.

D. Đoạn 4: thành kính, trang nghiêm.

E. Tất cả đều là nhận định hợp lí.

Đáp án: E

Câu 21: Dòng nào sau đây nói về thể loại văn tế?

A. Một thể văn đặc biệt có quy mô nhỏ, mỗi đơn vị tác phẩm gồm hai vế đối xứng nhau về từ loại, âm thanh và ý nghĩa, dùng để biểu lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ trước con người, sự việc hoặc một hoàn cảnh nào đó mà tác giả quan tâm.

B. Một thể văn thư hành chính, để nhà vua hoặc thủ lĩnh ban bố cho thần dân, nhằm trình bày một chủ trương, công bố kết quả một sự việc.

C. Một loại văn gắn với phong tục tang lễ chủ yếu nhằm bày tỏ sự thương tiếc của tác giả và những người thân với người đã mất.

D. Là thể loại văn học lịch sử thời trung đại, (rất phổ biến ở các nước như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, ..) thường khắc trên bia đặt ở đền miếu, lăng mộ, đình thần, chùa chiền, đế ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng, hoặc các sự kiện lịch sử quan trọng.

Đáp án: C

Câu 22: Một bài văn tế thường có hai nội dung cơ bản nào sau dây?

A. Phần ghi chép tiểu sử, lai lịch và phần ca ngợi, phẩm bình.

B. Nêu nguyên nhân cái chết và suy nghĩ của người còn sống đối với người đã chết.

C. Kể về cuộc đời, tính cách, phẩm hạnh của người quá cố và bộc lộ tình cảm, thái độ của người sống trong giờ phút vĩnh biệt.

D. Luận về lẽ sống chết và ca ngợi công đức của người quá cố.

Đáp án: C

Câu 23: Bố cục của bài văn tế thường có bốn phần (lung khởi, thích thực, ai vãn, kết). Nội dung nào sau đây thuộc về phần “lung khởi”?

A. Bày tỏ lòng thương nhớ và lời cầu nguyện của người đứng tế.

B. Luận chung về lẽ sống chết.

C. Kể công đức của người quá cố.

D. Nỗi niềm thương tiếc đối với người quá cố.

Đáp án: B

Câu 24: Bố cục của bài văn tế thường có bốn phần lần lượt là (lung khởi, thích thực, ai vãn, kết). Nội dung nào sau đây thuộc về phần “thích thực”?

A. Bày tỏ lòng thương nhớ và lời cầu nguyện của người đứng tế.

B. Luận chung về lẽ sống chết.

C. Kể công đức của người quá cố.

D. Nỗi niềm thương tiếc đối với người quá cố.

Đáp án: C

Câu 25: Bố cục của bài văn tế thường có bốn phần lần lượt là (lung khởi, thích thực, ai vãn, kết). Nội dung nào sau đây thuộc về phần “ai vãn”?

A. Bày tỏ lòng thương nhớ và lời cầu nguyện của người đứng tế.

B. Luận chung về lẽ sống chết.

C. Kể công đức của người quá cố.

D. Nỗi niềm thương tiếc đối với người quá cố.

Đáp án: D

Câu 26: Bố cục của bài văn tế thường có bốn phần lần lượt là (lung khởi, thích thực, ai văn, kết). Nội dung nào sau đây thuộc về phần “kết”?

A. Bày tỏ lòng thương nhớ và lời cầu nguyện của người đứng tế.

B. Luận chung về lẽ sống chết.

C. Kể công đức của người quá cố.

D. Nỗi niềm thương tiếc đối với người quá cố.

Đáp án: A

Câu 27: Âm hưởng chung của những bài văn tế thường là:

A. Bi thương

B. Thương xót

C. Bi luỵ

D. Bi tráng

Đáp án: A

Câu 28: Đoạn văn nào sau đây “biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc, được nhân dân đời đời ngưỡng mộ, Tổ quốc đời đời ghi công”?

A. “Nhớ linh xưa; cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chi biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.

B. “Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sấm dao tu, nón gõ”.

C. “Ôi! Một trận khói tan; ngàn năm tiết rỡ. (...) Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu đề thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”.

D. Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”

Đáp án: C

Câu 29: Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” xuất thân vốn là?

A. Xuất thân là những quan lại, quý tộc yêu nước.

B. Là những nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực.

C. Xuất thân là quân cơ, quân vệ của triều đình.

D. Vốn là những nông dân: “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.

Đáp án: D

Câu 30: Những điểm nào sau đây biểu hiện giá trị nghệ thuật của bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”?

A. Độc đáo trong cách xây dựng hình tượng nhân vật.

B. Ngôn ngữ sinh động, trong sáng và bình dị.

C. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính trữ tình và hiện thực.

D. Tất cả các ý.

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Thực hành về thành ngữ, điển cố có đáp án

Trắc nghiệm Chiếu cầu hiền có đáp án

Trắc nghiệm Xin lập khoa luật có đáp án

Trắc nghiệm Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập văn học trung đại Việt Nam có đáp án

1 4,086 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: