TOP 40 câu Trắc nghiệm Hai đứa trẻ (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Hai đứa trẻ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 16241 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Hai đứa trẻ

Bài giảng Ngữ văn 11 Hai đứa trẻ

A. Vài nét về Thạch Lam

Câu 1:

Thạch Lam sinh ra tại:

A. Hà Nam 

B. Hà Nội 

C. Hải Dương

 D. Hà Tĩnh Hà Nam

Đáp án: B

Giải thích: Thạch Lam sinh ra và học tập tại Hà Nội

Câu 2:

Tích vào đáp án không phải sáng tác của Thạch Lam?

A. Gió đầu mùa 

B. Nắng trong vườn 

C. Ngày mới 

D. Theo dòng 

E. Hà Nội băm sáu phố phường 

F. Nửa chừng xuân 

G. Sợi tóc

Đáp án: F

Giải thích: Tác phẩm Nửa chừng xuân (Khái Hưng)

Câu 3:

Truyện ngắn của Thạch Lam thường có đặc điểm gì?

A. Cốt truyện có những tình huống độc đáo 

B. Truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày. 

C. Đậm chất hiện thực 

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: B

Giải thích: Thạch Lam thường viết truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày.

Câu 4:

Thạch Lam thành công nhất với thể loại văn học nào?

A. Thơ 

B. Tiểu thuyết 

C. Truyện ngắn 

D. Tùy bút

Đáp án: C

Giải thích: Thạch Lam có biệt tài về truyện ngắn

Câu 5:

Thạch Lam là thành viên của nhóm văn học nào sau đây?

A. Nhân văn giai phẩm 

B. Tự lực văn đoàn 

C. Phong trào thơ mới 

D. Hội Tao Đàn

Đáp án: B

Giải thích: Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập Tự lực văn đoàn.

Câu 6:

Thạch Lam xuất thân trong gia đình như thế nào?

A. Gia đình Nho giáo 

B. Gia đình nông dân 

C. Gia đình quan lại sa sút 

D. Gia đình công chức gốc quan lại

Đáp án: D

Giải thích: Thạch Lam sinh ra trong một gia đình công chức gốc quan lại

Câu 7:

Đáp án nào dưới đây nhận định đúng về con người Thạch Lam?

A. Ông là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và tinh tế 

B. Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học 

C. Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, tấm lòng yêu nước thương dân 

D. Ông là người tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động

Đáp án: A

Giải thích: Thạch Lam là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và tinh tế.

Câu 8:

Thuở nhỏ, Thạch Lam sống ở đâu?

A. Hà Nội 

B. Phố huyện Cẩm Giàng – Hải Dương 

C. Phố huyện Văn Giang – Hưng Yên 

D. Phố huyện Bình Dương – Gia Định

Đáp án: B

Giải thích: Thạch Lam thuở nhỏ sống ở phố huyện Cẩm Giàng – Hải Dương. Hình ảnh phố huyện là hình ảnh quen thuộc, xuất hiện rất nhiều trong các sáng tác của Thạch Lam.

B. Tìm hiểu chung về Hai đứa trẻ

Câu 1:

Theo Thạch Lam, văn chương là:

A. Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm con người. 

B. Văn chương là thứ vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận 

C. Văn chương phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật “tàn nhẫn”, phải nói lên nỗi thống khổ, cùng quẫn của nhân dân, vì họ mà lên tiếng 

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Theo Thạch Lam, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ông quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.

Câu 2: Nhận xét về đối thoại trong tác phẩm:

A. Là độc thoại

B. Rời rạc, không có nội dung cho người cần đối diện

C. Biểu hiện cho sự tồn tại chứ không phải sự sống, sự sinh hoạt bình thường

D. Không có gì đặc biệt

Đáp án: C

Câu 3:

Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" được in từ tập nào?

A. Hà Nội băm sáu phố phường 

B. Nắng trong vườn 

C. Gió đầu mùa 

D. Theo dòng

Đáp án: B

Giải thích: Tác phẩm Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn.

Câu 4:

Khi miêu tả khung cảnh phố huyện lúc về đêm, Thạch Lam sử dụng thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào?

A. Đối tập tương phản 

B. Nhân hóa 

C. So sánh 

D. Tả cảnh ngụ tình

Đáp án: A

Giải thích:

Nghệ thuật:

- Đối lập tương phản, lấy ánh sáng tả bóng tối. Tác giả miêu tả rất nhiều ánh sáng, tuy nhiên ánh sáng rất yếu ớt, chỉ là quầng, khe, vệt, chấm và cuối cùng chỉ là hột sáng thưa thớt.

=> Tác dụng: Ánh sáng không đủ chiếu sáng, không đủ sức phá tan màn đêm, ngược lại nó làm cho đêm tối càng trở nên mênh mông hơn, càng gợi sự tàn tạ, hắt hiu.

Câu 5:

Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của "Hai đứa trẻ"?

A. Cốt truyện đơn giản như không có chuyện. 

B. Tập trung khắc họa hành động nhân vật 

C. Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tả cảnh và tả tâm trạng 

D. Chất liệu hiện thực hòa quyện cùng lãng mạn, yếu tố tự sự đan cài cùng trữ tình tạo nên nét đặc sắc khó lẫn trong tác phẩm.

Đáp án: B

Giải thích: Hai đứa trẻ đi sâu vào miêu tả nội tâm chân thực, tinh tế. 

Câu 6:

Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, tác giả đã nhắc nhiều lần cái vầng sáng toả ra từ ánh đèn nhỏ của gánh nước nhà chị Tí. Nó có ý nghĩa gì?

A. Một thứ ánh sáng gần gũi, yêu thương 

B. Một thứ ánh sáng gợi nhiều thi vị 

C. Gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của làng quê Việt Nam 

D. Gợi lên những kiếp sống nhỏ nhoi, lay lắt, mù tối của những người nghèo khổ trong màn đêm của xã hội cũ

Đáp án: D

Giải thích: Hình ảnh leo lét nơi quán hàng chị Tí là biểu tượng cho kiếp sống nhỏ nhoi, lay lắt, mù tối của những người nghèo khổ trong màn đêm của xã hội cũ

Câu 7:

Đáp án nào không phải giá trị nội dung của truyện ngắn "Hai đứa trẻ" ?

A. Thạch Lam thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng tháng Tám. 

B. Trân trọng mong ước của những kiếp người nghèo khổ về cuộc sống tươi sáng hơn 

C. Qua tác phẩm, Thạch Lam phê phán, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn người nghèo khổ vào bước đường cùng 

D. Tác phẩm tái hiện cuộc sống nghèo khổ, tẻ nhạt của những người nghèo khổ ở phố huyện.

Đáp án: C

Giải thích: Hai đứa trẻ tái hiện cuộc sống của những con người sống nghèo khổ, tẻ nhạt, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện những ngày trước Cách mạng tháng Tám. Qua đó, Thạch Lam thể hiện niềm thương xót và trân trọng mong ước của họ về cuộc sống tươi sáng hơn.

Câu 8:

Tập "Nắng trong vườn" được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1937 

B. 1938 

C. 1941 

D. 1942

Đáp án: B

Giải thích: Nắng trong vườn (1938)

C.  Phân tích Hai đứa trẻ

Câu 1: Tâm trạng của Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam trước khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống ở phố huyện như thế nào?

A. Cảm thấy nhẹ nhõm khi chiều đến, được nghỉ ngơi vì đã qua một ngày mệt mỏi.

B. Vui vẻ và náo nức chờ đón chuyến tàu đi qua.

C. Được cùng trò chuyện với chị Tí, bác Siêu... và ngắm ông “thần nông” trên bầu trời đêm.

D. Buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn.

Đáp án: D

Câu 2: Cảnh ngày tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam được báo hiệu bằng âm thanh gì ?

A. Tiếng mõ

B. Tiếng chuông

C. Tiếng kẻng

D. Tiếng trống thu không

Đáp án: D

Câu 3: Tiếng trống trong tác phẩm Hai đứa trẻ xuất hiện mấy lần ?

A. Một lần

B. Hai lần

C. Ba lần

D. Bốn lần

Đáp án: B

Câu 4: Hình ảnh cuối cùng khép lại một “ngày tàn” và cũng là hoạt động cuối cùng trong thiên truyện là?

A. Bà cụ Thi vừa đi vừa cười khanh khách về phía cuối làng.

B. Bác Siêu đưa hàng phở đến.

C. Chuyến tàu khuya đến và đi qua.

D. Chị Tí gánh hàng nước đi qua.

Đáp án: C

Câu 5:

Câu văn nào thể hiện rõ nhất tâm trạng của Liên trước thời khắc ngày tàn?

A. “Liên ngồi lặng bên mấy quả thuốc sơn đen” 

B. “Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần” 

C. “Cái buồn của chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị” 

D. “Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”

Đáp án: D

Giải thích: Tâm hồn Liên nhạy cảm, tinh tế, xao xuyến một nỗi buồn man mác: “Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.

Câu 6:

Cảnh chợ tàn được Thạch Lam miêu tả qua những chi tiết nào:

A. “Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía” 

B. “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh bất cứ thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại” 

C. “Bác Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường. Bác cúi xuống nhóm lại lửa, thổi lại cái ống nứa con. Bóng bác mênh mông ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ” 

D. Tất cả các đáp án trên

E. Đáp án A và B

Đáp án: E

Giải thích:

Cảnh chợ tàn được miêu tả qua các chi tiết:

- Hình ảnh chợ huyện lúc vãn: “Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”

- “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh bất cứ thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại”

Câu 7:

Màu sắc nào không xuất hiện trong cảnh phố huyện lúc chiều tàn?

A. Chân trời phương Tây đỏ rực như lửa cháy 

B. Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn 

C. Vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây 

D. Màu đen của những dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời

Đáp án: C

Giải thích:

Màu sắc được miêu tả trong cảnh ngày tàn:

- Chân trời phương Tây đỏ rực như lửa cháy

- Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

- Màu đen của những dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời

=> Âm thanh và màu sắc gợi nỗi buồn thấm thía, cảm giác tàn lụi.

Câu 8:

“ Hai đứa trẻ" là tác phẩm giàu chất thơ”

A. Đúng 

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Khái niệm chất thơ: chất thơ là một thuật ngữ lí luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc, diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế. Chất thơ còn nằm trong hình thức thể hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn.

Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ

- Chứng minh:

Nội dung: Thạch Lam chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật Liên. Ở nhân vật Liên có vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tự nhiên như chưa từng chịu tác động tiêu cực nào của cuộc sống

+ Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh

+ Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu

+ Lòng trắc ẩn đối với cảnh ngộ đáng thương

Nghệ thuật:

+ Thạch Lam đã sử dụng một bút pháp trữ tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể, một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chính xác và dịu dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị như một lời thủ thỉ vừa phải, êm đềm nhỏ nhẹ nhưng có thể phân biệt được từng âm vị.

+ Văn phong bình dị, câu văn ngắn, nhịp văn chậm rãi, thong thả.

Câu 9: Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là của tác giả nào sau đây?

A. Vũ Trọng Phụng

B. Nam Cao

C. Thạch Lam

D. Nguyễn Công Hoan

Đáp án: C

Câu 10: Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Thạch Lam?

A. Sinh năm 1910, mất năm 1942.

B. Sinh năm 1915, mất năm 1951.

C. Sinh năm 1918, mất năm 1966

D. Sinh năm 1912, mất năm 1939.

Đáp án: A

Câu 11: Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, trích từ tập nào của ông?

A. Hà Nội băm sáu phố phường.

B. Gió đầu mùa

C. Nắng trong vườn

D. Theo dòng

Đáp án: C

Câu 12: Phong cách nghệ thuật tạo nên sự đặc sắc trong truyện ngắn của Thạch Lam là:

A. Điềm tĩnh và nhẹ nhàng.

B. Thi vị và lãng mạn

C. Hiện thực và trữ tình, thi vị.

D. Hiện thực và siêu thực

Đáp án: C

Câu 13: Dòng nào sau đây nhận định không chính xác về Thạch Lam

A. Thạch Lam ở mảng phóng sự, nhưng là cây bút tài hoa khi viết tiểu thuyết diễm tình.

B. Hai yếu tố “Hiện thực” và “Trữ tình, thi vị” luôn đan cài, xen kẽ vào nhau tạo nên nét đặc thù, đặc sắc khó lẫn trong phong cách nghệ thuật của ông.

C. Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện đặc biệt. Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương.

D. Ông đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế.

Đáp án: A

Câu 14:

Cảnh vật trong thiên truyện “Hai đứa trẻ” được diễn ra theo trình tự thời gian nào?

A. Bình minh - trưa - chiều.

B. Trưa - chiều - đêm

C. Khuya và về sáng.

D. Hoàng hôn, đêm, đêm khuya.

Đáp án: D

Câu 15: Nếp sinh hoạt phố huyện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được miêu tả như thế nào?

A. Náo nức - sinh động.

B. Trù phú - tươi vui.

C. Thanh bình - yên ả

D. Mỗi lúc một hiu hắt, tàn lụi hơn.

Đáp án: D

Câu 16: Cảnh nào sau đây không có trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam?

A. Phố huyện lúc bình minh.

B. Phố huyện lúc hoàng hôn

C. Phô huyện trong đêm.

D. Phố huyện về khuya.

Đáp án: B

Câu 17: Vì sao chị em Liên và An trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam đêm nào cũng cố thức để được nhìn chuyến tàu qua? Để thể hiện tâm trạng ấy, Thạch Lam muốn nói gì với người đọc? Dòng nào sau đây là nhận định chưa chuẩn xác?

A. Chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua là vì để chờ bán thêm một ít hàng.

B. Chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua là chính là vì khao khát thoát khỏi cảnh tù đọng, buồn chán, bế tắc mà chúng đang sống. Chuyến tàu đêm là một hình ảnh cụ thể của một thế giới khác: “một cái gì tươi sáng” mà Liên và An chờ đợi.

C. Tác giả bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, vô danh trong xã hội, đồng thời ông muốn thức tỉnh con người, hướng họ tới một cuộc sống tươi đẹp hơn, ý nghĩa hơn.

Đáp án: B

Câu 18: Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, món quà gì đối với chị Liên cho là xa xỉ?

A. Những cốc nước lạnh xanh đỏ

B. Bánh xà phòng thơm

C. Món phở của bác Siêu

D. Những que kem mát lạnh.

Đáp án: C

Câu 19: Câu văn nào dưới đây nói lên nhiều nhất khát vọng thoát khỏi cảnh đời tăm tối, lay lắt tàn lụi ở phố huyện nghèo của nhân vật Liên?

A. “Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.

B. “Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ của những chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”.

C. “Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đem một thế giới khác đi qua”.

D. “Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại ...”

Đáp án: C

Câu 20: Câu văn nào sau đây không nhằm gợi lên vẻ đẹp bình dị mà thơ mộng và tình yêu quê hương?

A. Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa.

B. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu vang ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.

C. Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh với vệt sáng của những con đóm đóm bay là là trên mặt đất hay len vào cành cây.

D. Tiếng trống thu không, trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây, đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Đáp án: A

Câu 21: Câu nào dưới dây không thuộc về ý nghĩa nhân đạo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam?

A. Cảm thương sâu sắc với nỗi đau của những kiếp người nghèo khổ, lay lắt trong xã hội cũ.

B. Biểu lộ sự trân trọng với những ước vọng đối đời của những kiếp người nghèo khổ.

C. Luôn hướng họ đến một tương lai tươi sáng.

D. Tố cáo sâu sắc xã hội thực dân nửa phong kiến.

Đáp án: D

Câu 22: Sở trường của nhà văn Thạch Lam là:

A. Tiểu thuyết

B. Thơ

C. Truyện ngắn

D. Kịch

Đáp án: C

Câu 23: Thạch Lam tên thật là:

A. Nguyễn Tường Tam

B. Nhất Linh

C. Hoàng Đạo

D. Nguyễn Tường Lân

Đáp án: D

Câu 24: Ánh sáng trong tác phẩm dùng để:

A. Mô tả bóng tối

B. Ẩn chứa khát vọng, hi vọng

C. Đối lập hai thế giới: Phố huyện và Hà Nội hoa lệ

D. Làm cho câu chuyện nên thơ

Đáp án: C

Câu 25: Phong cách của Thạch Lam nghiêng về:

A. Hiện thực nghiêm ngặt

B. Trào phúng

C. Không có cốt truyện đặc biệt, phảng phất như một bài thơ đượm buồn

D. Cốt truyện có những tình huống độc đáo

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Ngữ cảnh có đáp án

Trắc nghiệm Chữ người tử tù có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập thao tác lập luận so sánh có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh có đáp án

Trắc nghiệm Hạnh phúc của một tang gia có đáp án

1 16241 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: