TOP 40 câu Trắc nghiệm Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 739 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Câu 1: Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp. Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp, đúng hay sai?

A. Đúng 

B. Sai 

Đáp án: A

Câu 2: Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng gồm những gì?

A. Các âm ( Nguyên âm, phụ âm ). Ví dụ: a, e, I, o, b, h, t…

B. Các thanh ( Huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, ngang).

C. Các tiếng (âm tiết). Ví dụ: chạy, đi, cây, con, xe…

D. Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ). Ví dụ: thuận buồm xuôi gió, ăn vóc học hay…

E. Tất cả các ý trên 

Đáp án: E

Câu 3: Tính chung của ngôn ngữ được thể hiện như thế nào?

A. Các âm và các thanh (các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu,...)

B. Các tiếng (tức các âm tiết)

C. Các từ

D. Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ)

E. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: E

Câu 4: Dòng nào sau đây đúng về lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân

A. Lời nói (gồm lời nói miệng và văn viết) của mỗi cá nhân vừa được tạo ra nhờ các yếu tố và quy tắc, phương thức chung, vừa có sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân.

B. Lời nói (gồm lời nói miệng và văn viết) của mỗi cá nhân được tạo nên từ chính bản thân người đó, do kinh nghiệm sống đúc kết mà có được.

C. Lời nói (gồm lời nói miệng và văn viết) được tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định chung, không được phép sáng tạo 

Đáp án: A

Câu 5: Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ qua mấy phương diện?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Đáp án: A

Câu 6: Phương thức chuyển nghĩa từ: chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa phái sinh là một biểu hiện về tính chung của ngôn ngữ, đúng hay sai?

A. Đúng 

B. Sai 

Đáp án: A

Câu 7: Cách hiểu nào đúng về vốn từ ngữ cá nhân?

A. Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào nhiều phương diện: lứa tuổi, giới tính, cá tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội, địa phương sinh sống,...

B. Vốn từ ngữ cá nhân chỉ phụ thuộc vào nhận thức của bản thân người nói.

C. Vốn từ ngữ cá nhân giúp nhận ra người quen ngay cả khi không nhìn thấy hay tiếp xúc trực tiếp với người đó

Đáp án: A

Câu 8: Cá nhân có thể tạo ra những từ ngữ mới từ những chất liệu có sẵn và theo các phương thức chung, đúng hay sai?

A. Đúng 

B. Sai

Đáp án: A

Câu 9: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: “Người ta học tiếng mẹ đẻ chủ yếu qua....”

A. Các phương tiện truyền thông đại chúng

B. sách vở ở nhà trường

C. các bài ca dao, dân ca, những câu thành ngữ, tục ngữ

D. giao tiếp hàng ngày trong gia đình và xã hội

Đáp án: D

Câu 10: Các nhà văn, nhà thơ thường phải lao động vất vả trong việc lựa chọn từ ngữ, đặt câu là do:

A. Họ muốn để lại dấu ấn cá nhân trong việc vận dụng ngôn ngữ chung

B. Nếu không lựa chọn từ ngữ chính xác thì có thể dẫn đến sự hiểu nhầm

C. Các nhà văn muốn tiếng Việt mỗi ngày có thêm nhiều từ ngữ khác lạ

D. Nhà văn bao giờ cũng có cách viết khác hẳn những người bình thường

Đáp án: A

Câu 11: Nói đến lời nói cá nhân là nói đến:

A. Sản phẩm của mỗi người khi sử dụng ngôn ngữ chung làm công cụ giao tiếp trong những tình huống cụ thể.

B. Những sáng tạo ngôn ngữ độc đáo của từng người nhằm đóng góp cho vốn ngôn ngữ chung của xã hội.

C. Cách phát âm riêng biệt của từng người, khó lòng có hai người phát âm hoàn toàn giống nhau.

D. Cách dùng từ riêng biệt của từng người trong giao tiếp hằng ngày với gia đình và xã hội.

Đáp án: A

Câu 12: Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung được thể hiện như thế nào?

A. Khi nói, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (ngữ, câu, đoạn, bài..) có sự chuyển hóa linh hoạt so với những quy tắc và phương thức chung: lựa chọn vị trí cho từ ngữ, tỉnh lược từ ngữ, tách câu,...

B. Khi nói, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (ngữ, câu, đoạn, bài..) có sự chuyển hóa linh hoạt so với những một số quy tắc và phương thức chung

C. Khi nói, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (ngữ, câu, đoạn, bài..) nhưng buộc phải tuân theo những quy tắc và phương thức chung

Đáp án: A

Câu 13: Phong cách ngôn ngữ nào biểu hiện cho lời nói cá nhân?

A. Phong cách ngôn ngữ cá nhân

B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

C. Phong cách ngôn ngữ hành chính

D. Phong cách ngôn ngữ khoa học

Đáp án: A

Câu 14: Trong câu thơ sau, từ "thôi" được sử dụng với nghĩa nào?

“Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”

A. Sự mất mát, sự đau đớn

B. Sự chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó

C. Sự thúc giục một hành động nào đó

D. Sự mê hoặc một sự vật, hiện tượng nào đó

Đáp án: A

Câu 15: Trong thơ Hàn Mặc Tử, biểu tượng trăng - hồn - máu ăn sâu vào trong tâm khảm nhà thơ, là những gì kinh dị nhất nhưng cũng lộng lẫy nhất mà thơ ca có được. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 16: Hai câu thơ như nói lên cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương. Đó cũng là phong cách độc đáo trong thơ của nữ thi sĩ, thiên nhiên luôn tràn đầy sức sống, mạnh mẽ dù đứng trước khó khăn hay những nghịch cảnh, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 17: Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.

(Hồ Xuân Hương, Tự tình - bài II)

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Đảo ngữ và đối lập

B. So sánh và nhân hóa

C. Ẩn dụ và nhân hóa

D. Hoán dụ và đảo ngữ

Đáp án: A

Câu 18: Trong câu thơ sau, từ "thôi" được sử dụng với nghĩa nào?

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

(Nguyễn Khuyến)

A. Sự mất mát, sự đau đớn

B. Sự chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó

C. Sự thúc giục một hành động nào đó

D. Sự mê hoặc một sự vật, hiện tượng nào đó

Đáp án: A

Câu 19: Trong cuộc sống hàng ngày, người Việt Nam có thể giao tiếp với nhau là nhờ?

A. Mọi người đều là thành viên của xã hội

B. Mọi người đều có những mối quan tâm chung khá giống nhau

C. Mọi người đều dùng một ngôn ngữ chung, đó là tiếng Việt

D. Càng ngày càng có nhiều phương tiện hỗ trợ giao tiếp

Đáp án: C

Câu 20: Trong giao tiếp hàng ngày, mỗi người đều có quyền tự do nhất định về cách phát âm, dùng từ, đặt câu… mà người khác đều hiểu được. Đó là do:

A. Luật pháp không quy định mọi người phải phát âm, dùng từ, đặt câu giống nhau.

B. Mỗi người đều có sở trường riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ.

C. Những tự do đó vẫn nằm trong khuân khổ các quy tắc của một ngôn ngữ chung.

D. Hoàn cảnh giao tiếp quy định mỗi lúc phải có 1 cách phát âm, dùng từ đặt câu khác nhau.

Đáp án: C

Câu 21: Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.

(Hồ Xuân Hương, Tự tình – bài II)

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Đảo ngữ và đối lập

B. So sánh và nhân hóa

C. Ẩn dụ và nhân hóa

D. Hoán dụ và đảo ngữ

Đáp án: A

Câu 22:

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.

(Hồ Xuân Hương, Tự tình – bài II)

Hai câu thơ như nói lên cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương. Đó cũng là phong cách độc đáo trong thơ của nữ thi sĩ, thiên nhiên luôn tràn đầy sức sống, mạnh mẽ dù đứng trước khó khăn hay những nghịch cảnh, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 23: Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ qua mấy phương diện?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Đáp án: A

Câu 24: Tính chung của ngôn ngữ được thể hiện như thế nào?

A. Các âm và các thanh (các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu,...)

B. Các tiếng (tức các âm tiết)

C. Các từ

D. Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ)

E. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: E

Câu 25: Nói đến tiếng Việt như là tài sản chung cho mọi người là nói:

A. Mọi người đều có 1 hệ thống ngữ pháp chung.

B. Mọi người đều có một vốn từ chung, rất lớn.

C. Tuy cách phát âm của mỗi người có thể khác nhau nhưng vẫn có một hệ thống các âm chung.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Câu 26: Các nhà văn, nhà thơ thường phải lao động vất vả trong việc lựa chọn từ ngữ, đặt câu là do:

A. Họ muốn để lại dấu ấn cá nhân trong việc vận dụng ngôn ngữ chung

B. Nếu không lựa chọn từ ngữ chính xác thì có thể dẫn đến sự hiểu nhầm

C. Các nhà văn muốn tiếng Việt mỗi ngày có thêm nhiều từ ngữ khác lạ

D. Nhà văn bao giờ cũng có cách viết khác hẳn những người bình thường

Đáp án: A

Câu 27: Nghĩa của từ nội dung tinh thần mà từ biểu hiện, nó được hình thành do sự kết hợp và tác động của nhiều nhân tố. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 28: Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung được thể hiện như thế nào?

A. Khi nói, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (ngữ, câu, đoạn, bài..) có sự chuyển hóa linh hoạt so với những quy tắc và phương thức chung: lựa chọn vị trí cho từ ngữ, tỉnh lược từ ngữ, tách câu,...

B. Khi nói, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (ngữ, câu, đoạn, bài..) có sự chuyển hóa linh hoạt so với những một số quy tắc và phương thức chung

C. Khi nói, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (ngữ, câu, đoạn, bài..) nhưng buộc phải tuân theo những quy tắc và phương thức chung

Đáp án: A

Câu 29: Ở Việt Nam, giọng Hà Nội, giọng Huế, giọng Sài Gòn có âm sắc khác nhau. Tuy nhiên người dân ở 3 vùng này vẫn có thể nói chuyện với nhau. Điều đó chứng tỏ:

A. Giọng nói mỗi vùng đều có nét riêng, độc đáo.

B. Ở mỗi miền, điều kiện khí hậu, địa lí có khác nhau.

C. Có 1 tiếng Việt chung cho mọi người Việt Nam.

D. Chương trình giáo dục cho các cấp ở 3 miền là thống nhất.

Đáp án: C

Câu 30: Những lỗi đặt câu sai mà thỉnh thoảng chúng ta vẫn bắt gặp (kiểu câu thiếu chủ ngữ: Qua tác phẩm cho ta thấy tinh thần hi sinh anh dũng của những nghĩa binh Cần Giuộc”) có thể coi là:

A. Hiện tượng rút gọn chủ ngữ, do nhu cầu giao tiếp.

B. Sự vận dụng lời nói cá nhân không đúng.

C. Những sáng tạo thuộc lời nói cá nhân.

D. Sự diễn đạt nhằm tạo ra cách nói riêng.

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tự tình có đáp án

Trắc nghiệm Câu cá mùa thu (Thu điếu) có đáp án

Trắc nghiệm Phương pháp phân tích đề và lập dàn ý bài văn nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Thao tác lập luận phân tích có đáp án

Trắc nghiệm Thương vợ có đáp án

1 739 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: