TOP 40 câu Trắc nghiệm Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.
Trắc nghiệm Văn học 11 Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8
Câu 1:
Đáp án không phải đặc điểm của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa
B. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
C. Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng
D. Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa
Đáp án: D
Giải thích:
Đặc điểm của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:
- Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa
- Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
- Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng
Câu 2: Đầu thế kỉ XX, sự thay đổi chữ viết của nước ta có tác động như thế nào đến đời sống văn học nước nhà?
A. Chữ Quốc ngữ ra đời và thay đổi hoàn toàn chữ Hán và chữ Nôm.
B. Chữ Quốc Ngữ đã thay thế chữ Hán, chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực từ hành chánh đến văn chương, nghệ thuật.
C. Chữ Hán và chữ Nôm tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong văn chương nghệ thuật.
D. Chữ Quốc ngữ ra đời nhưng chưa tác động mạnh mẽ đến văn chương nghệ thuật.
Đáp án: B
Câu 3: Trong phong trào Thơ mới ở Việt Nam, ai được nhà phê bình văn học Hoài Thanh - Hoài Chân gọi là "con người của hai thế kỷ"?
A. Lưu Trọng Lư
B. Thế Lữ
C. Xuân Diệu
D. Hàn Mặc Tử
Đáp án: D
Câu 4: Được xem là mở đầu cho truyện ngắn Việt Nam là tác phẩm nào sau đây?
A. Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
B. Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách)
C. Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)
D. Thầy La-za-rô Phiền (Nguyễn Trọng Quản)
Đáp án: D
Câu 5:
Đáp án không phải đặc điểm ngôn ngữ của văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kí XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Ngôn ngữ gần gũi, hiện đại
B. Dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm
C. Lối diễn đạt công thức, ước lệ, tượng trưng, điển cố, quy phạm nghiêm ngặt của văn học trung đại vẫn được sử dụng và tuân thủ chặt chẽ
D. Phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt phong phú
Đáp án: C
Giải thích:
Ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ gần gũi, từng bước hiện đại
- Dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm, lối diễn đạt công thức, ước lệ, tượng trưng, điển cố, quy phạm nghiêm ngặt của văn học trung đại
- Phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt phong phú
Câu 6:
Thể loại văn học nào mới xuất hiện trong giai đoạn 1930 – 1945?
A. Tiểu thuyết chương hồi
B. Hát nói, kịch, biểu, cáo
C. Phóng sự, phê bình văn học
D. Tiểu thuyết, truyện thơ
Đáp án: C
Giải thích: Thể loại văn học mới xuất hiện: phóng sự, phê bình văn học.
Câu 7:
Nội dung chính của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:
A. Nội dung yêu nước
B. Nội dung nhân đạo
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án: C
Giải thích:
Nội dung chính của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:
- Nội dung yêu nước: Yêu nước gắn liền với quê hương, trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp quê hương, đất nước, yêu nước gắn với lí tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản
- Nội dung nhân đạo: Gắn với sự thức tỉnh cá nhân của người cầm bút
Câu 8:
Đáp án nào sau đây nói đúng về mối quan hệ giữa xu hướng văn học hiện thực và văn học lãng mạn?
A. Cùng tồn tại song song và hoàn toàn đối lập nhau, đấu tranh loại trừ nhau
B. Cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh nhau vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khi chuyển hóa lẫn nhau.
C. Cùng tồn tại song song nhưng luôn có ranh giới biệt lập không quan hệ với nhau
D. Cùng tồn tại song song, hoàn toàn đối lập nhau về giá trị nhưng không loại trừ nhau
Đáp án: B
Giải thích: Văn học lãng mạn và văn học hiện thực cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh với nhau, vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khi chuyển hóa lẫn nhau
Câu 9:
Hình tượng trung tâm của bộ phận văn học không công khai là:
A. Hình tượng người nghệ sĩ
B. Hình tượng người thi sĩ
C. Hình tượng người chiến sĩ
D. Tình yêu, thiên nhiên, tôn giáo
Đáp án: C
Giải thích: Hình tượng trung tâm của bộ phận văn học không công khai là hình tượng người chiến sĩ.
Câu 10:
Đáp án không phải nội dung của bộ phận văn học không công khai?
A. Đấu tranh chống thực dân và tay sai
B. Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do
C. Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ
D. Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước
Đáp án: C
Giải thích:
Nội dung bộ phận văn học không công khai:
- Đấu tranh chống thực dân và tay sai
- Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do
- Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước
Nội dung thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ là thuộc văn học lãng mạn.
Câu 11:
Thể loại chính của xu hướng văn học hiện thực là:
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn
C. Phóng sự
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Thể loại của xu hướng văn học hiện thực trong bộ phận văn học không công khai:
- Tiểu thuyết
- Truyện ngắn
- Phóng sự
Câu 12:
Nội dung sau đúng hay sai? “Bộ phận văn học công khai không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân”
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Giải thích:
- Đúng
- Bộ phận văn học công khai: là văn học hợp pháp tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Những tác phẩm này có tính dân tộc và tư tưởng lành mạnh nhưng không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân
Câu 13:
Hai bộ phận chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:
A. Văn học dân gian và văn học viết
B. Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm
C. Văn học thuần Việt và văn học chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây
D. Văn học công khai và văn học không công khai
Đáp án: D
Giải thích:
Văn học hình thành hai bộ phận:
- Bộ phận văn học công khai
- Bộ phận văn học không công khai
Câu 14:
Quá trình hiện đại hóa được chia làm mấy giai đoạn?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C
Giải thích:
Quá trình hiện đại hóa chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920)
- Giai đoạn thứ hai ( khoảng từ năm 1920 đến năm 1930)
- Giai đoạn thứ ba ( khoảng từ năm 1930 đến năm 1945)
Câu 15:
“Hiện đại hóa” văn học được hiểu là:
A. Là quá trình làm cho văn học Việt Nam thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.
B. Là quá trình văn học Việt Nam tiếp thu những nét mới của văn học phương Tây để làm phong phú nền văn học vốn phụ thuộc vào Trung Hoa.
C. Là quá trình loại bỏ dần nền văn học phong kiến
D. Là quá trình đổi mới hệ thống thi pháp văn học theo văn hóa Pháp
Đáp án: A
Giải thích: Hiện đại hóa được hiểu là quá trình làm cho văn học Việt Nam thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới
Câu 16: Câu nào sau đây nhận định đúng về quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 - 1945?
A. Là quá trình văn học Việt Nam tiếp thu những nét mới của văn học phương Tây để làm phong phú nền văn học vốn phụ thuộc vào văn học Trung Hoa.
B. Là quá trình loại bỏ dần nền văn học phong kiến.
C. Là quá trình đổi mới hệ thống thi pháp văn học Trung đại trên cơ sở tiếp thu văn hoá phương Tây mà chủ yếu là văn hoá Pháp.
D. Là quá trình làm cho nền văn học Việt Nam thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học Trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại của thế giới.
Đáp án: D
Câu 17: Giai đoạn 1945-1975, văn học Việt Nam đã tìm đến những hình thức nghệ thuật nào để phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của đại chúng
A. Mới mẻ đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ nghệ thuật tinh tế, trau chuốt.
B. Hấp dẫn đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ cầu kì, đa nghĩa
C. Quen thuộc đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu
D. Dễ dãi đối với nhân dân, được thể hiện bằng ngôn ngữ bình dân, suồng sã
Đáp án: C
Câu 18: Nhiệm vụ của văn học trong giai đoạn đất nước bước vào cuộc chiến tranh gian khổ, trường kì là
A. Phản ánh chân thực và cổ vũ công cuộc xây dựng đất nước
B. Nêu bật được những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước
C. Tập trung phục vụ chính trị tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu
D. Đưa tin nhanh chóng về những chiến thắng trên các chiến trường
Đáp án: C
Câu 19: Tiền đề dẫn đến văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa là:
A. Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa,.. cho nên cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc
B. Văn hóa Việt Nam tiếp xúc với văn hóa phương Tây
C. Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh, chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm…
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: D
Câu 20: Nhân tố quyết định dẫn đến việc phát triển mau lẹ của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8-1945 là gì?
A. Do các trí thức ảnh hưởng sự học phương Tây.
B. Do nhu cầu giải phóng dân tộc.
C. Do tự thân vận động của nền văn học dân tộc.
D. Do sự nhận thức phải đổi mới của người cầm bút.
Đáp án: C
Câu 21: Đối tượng được đề cập nhiều nhất trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám là những ai?
A. Cường hào và thực dân pháp.
B. Thực dân và phong kiến
C. Tư sản mại bản và địa chủ
D. Nông dân nghèo và trí thức nghèo
Đáp án: D
Câu 22: Tập “Ngục trung nhật kí” của Hồ Chí Minh được sáng trong hoàn cảnh nào?
A. Bị thực dân Pháp bắt giam ở Hương Cảng.
B. Viết lúc đang hoạt động ở PắcPó - miền Tây Bắc Tổ quốc.
C. Viết từ cảng Nhà Rồng và những ngày lênh đênh trên một chiếc tàu sang Pháp.
D. Viết lúc bị Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây Trung Quốc.
Đáp án: D
Câu 23: Tác giả nào được nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét là “người của hai thế kỉ”?
A. Phan Bội Châu
B. Tố Hữu
C. Xuân Diệu
D. Tản Đà
Đáp án: D
Câu 24: Thể loại văn học nghệ thuật nào từ phương Tây lần đầu tiên du nhập vào Việt Nam?
A. Kịch nói
B. Tiểu thuyết
C. Tuỳ bút
D. Truyện ngắn
Đáp án: A
Câu 25: Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh?
A. Vi hành
B. Ngục trung nhật kí
C. Ngục Kon Tum
D. Con rồng tre
Đáp án: C
Câu 26: Tác giả nào sau đây không phải là nhà văn hiện thực giai đoạn 1930-1945?
A. Ngô Tất Tố
B. Nam Cao
C. Vũ Trọng Phụng
D. Hoàng Đạo.
Đáp án: D
Câu 27: Tác giả nào sau đây không phải là cây bút của phong trào “Thơ Mới” giai đoạn (1932-1945)?
A. Thế Lữ
B. Lưu Trọng Lư
C. Tố Hữu
D. Hàn Mặc Tử
Đáp án: C
Câu 28: Hoài Thanh và Hoài Chân là đồng tác giả của cuốn sách nào dưới đây?
A. Văn học khái luận
B. Nhà văn hiện đại
C. Việt Nam thi nhân tiền chiến
D. Thi nhân Việt Nam
Đáp án: D
Câu 29: Dòng nào sau đây là giá trị tư tưởng của văn học lãng mạn?
A. Diễn tả nỗi thống khổ của các tầng lớp nhân dân bị bóc lột bởi thực dân và cường hào ác bá.
B. Các tác phẩm thấm đượm tinh thần nhân đạo và khắc hoạ sinh động hiện thực đau thương của dân tộc bị nô lệ.
C. Giúp cho tâm hồn người đọc thêm phong phú, giúp họ thêm yêu quê hương, xứ sở, quý trọng tiếng mẹ đẻ, tự hào về nền văn hoá lâu đời của dân tộc, biết buồn đau và tủi nhục trước cảnh mất nước.
D. Vạch trần bộ mặt tàn bạo của chế độ thực dân nửa phong kiến.
Đáp án: C
Câu 30: Hạn chế cơ bản của văn học lãng mạn là gì?
A. Không thể hiện được vai trò tiên phong trong công cuộc chống lại sự ảnh hưởng của các luồng văn hoá nước ngoài.
B. Nội dung thường xoay quanh cuộc sống cá nhân, ít quan tâm đến vấn đề xã hội.
C. Đề cao cái tôi cá nhân, ít quan tâm đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
D. Xa lánh đời sống xã hội chính trị của đất nước, thường trốn vào nơi xa xăm khuất nẻo tâm hồn và đi đến chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
Đáp án: D
Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Hai đứa trẻ có đáp án
Trắc nghiệm Ngữ cảnh có đáp án
Trắc nghiệm Chữ người tử tù có đáp án
Trắc nghiệm Luyện tập thao tác lập luận so sánh có đáp án
Trắc nghiệm Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án